Songoku Online Game 3D mới lạ, hấp dẫn hóa thân nhân vật Mabư, Cađíc, Songoku vượt ải hiểm nguy. Chi tiết » |
Ngày hôm sau, từ sáng, cả nhà đã ngồi cạnh nhau ở phòng khách hồi hộp đếm từng phút trôi qua, cuối cùng cuộc điện thoại của chị Lan cũng đến, mẹ mình là người cầm máy nghe:
- Đã thống nhất được lịch trình cụ thể chưa cháu?
- Cháu gọi điện báo cho cô là ngay bây giờ,họ muốn gặp cô để thống nhất lại, sẽ gặp ở khách sạn nơi họ đang ở.
- Đầy đủ cả 4 người rồi chứ cháu?
- Hôm qua có đủ 4 người ra, đã biên nhận, đã kí giấy bảo lãnh đầy đủ. Nhưng xong xuôi 3 người lại về rồi, chỉ để lại duy nhất một người đại diện thôi.
- Chết thật, cháu có tiếp đón chu đáo người ta không đấy?
- Thật ra thì… cháu không được biết họ ra khi nào, gặp nhau ở đâu, chỉ biết tầm sáng qua thì ông già đi cùng vệ sĩ tới một nơi khác, rồi hai tiếng sau quay lại mang theo đầy đủ giấy tờ…ông ấy cũng có việc lại đi vào nam rồi, giờ để lại một ông khác phòng khi có bất trắc gì thì…
- Cháu trực tiếp nghe họ nói chứ?- Mẹ ngắt lời chị Lan.
- Không thật ra thế này cô ạ, họ không nói chuyện với hạng tôm tép như cháu đâu, tất cả do vệ sĩ truyền đạt lại. Gặp cháu ông ấy cùng lắm cũng chỉ lắc, gật hoặc dùng tay biểu đạt thôi. Im lặng là vàng, không hỏi không nói khi không cần thiết, đấy là cách nói chuyện của người cộng sản gộc cô ạ.
- Cháu thỏa thuận với họ cho cô địa điểm gặp mặt, cô có phải chuẩn bị gì không?
- Chiều nay trước giờ cơm cháu sẽ qua đón cô.
Nói xong câu ấy chị cũng cúp máy, mẹ cũng lẳng lặng ngồi im không nói gì. Mình thót tim ngồi chờ đợi, bây giờ là 9h sáng chậm nhất 12h nữa mình sẽ có câu trả lời thỏa đáng cho sự chờ đợi này.
7h30 chiều, tại một nhà hàng nổi trên Hồ Tây, hôm nay trời mát, không mưa thích hợp cho một bữa lẩu mang tính chất gia đình. Chỉ vẻn vẹn có 6 người, lão già cùng vệ sĩ ngồi cùng 4 người nhà mình. Không khí im lặng một cách đáng sợ, có lẽ tiếng beep, beep báo hiệu của bếp là ồn ào và mất trật tự nhất nơi đây. Trên đường đi xe tới điểm gặp mặt, mình cứ thắc mắc mãi một điều lão già nhìn sẽ như thế nào? Ở lão có cái gì đặc biệt mà khiến chị Lan tin một cách mê muội thế? Lão có gì mà khiến chú B phải mất bình tĩnh? Nhiều nhiều lắm? Sự tò mò thì giày vò tâm trí còn cảm giác hồi hộp thì bóp nghẹt từng nhịp tim…
Nhưng thật ra khi đối mặt, lão chẳng có gì nổi bật hết, một lão già nhỏ con, móm mém, thật sự thì mình chỉ đếm được hai chiếc răng ở hàm trên của lão, lầm lì và có phần hơi kín tiếng. Nhà mình thì chưa dám đánh động gì, chỉ có chị Lan và ông vệ sĩ bàn chuyện với nhau qua qua và hỏi ý kiến lão già, lão chỉ gật hoặc lắc. Chấm hết, không ừ, không hứ, không một âm thanh nào lọt qua cái miệng móm mém của lão. Mình khoanh tay, chống đũa ngồi nhìm chằm chằm lão, lắm lúc nghĩ “ đêm nay anh tao không ra, thì tao sẽ vặt nốt hai cái răng còn lại trên miệng mày” chắc ánh mắt mình quá giàu sức biểu cảm nên mẹ phải đá chân mấy lần sang nhắc “ Cá chép ngon đấy, ăn đi”. Sau một hồi xì xầm to nhỏ, thằng vệ sĩ quay sang nói với mẹ mình:
- Có lẽ đêm nay việc vẫn không xong cô ạ?
Mình định đập bàn một cái đứng dậy gây chuyện nhưng nhìn sang mẹ vẫn bình thản ngồi nhúng cá nên lại thôi, ở đây chỉ có mẹ mới được quyền nói, mình sợ bất cứ việc gì của mình làm cũng sẽ dễ sinh chuyện không hay. Mẹ gắp thêm một miếng cá nhúng đặt vào bát mình, mắt không cả buồn ngước lên, áng chừng như đã biết trước chuyện này, húng hắng một cái trong cổ họng rồi hỏi:-
- Vậy khi nào việc sẽ xong?
- Vì chuyện hôm nay gặp cô đã lộ ra ngoài, vì thế ít nhất phải là tối mai mới có thể tiến hành được việc.
- Không nhanh chậm gì một đêm cả, nhưng mà quá tam ba bận rồi-Mẹ chậm rãi nói- thời gian…là vàng là bạc…mà lắm khi còn là mạng sống nữa đấy….- mẹ gắp rau bỏ thêm vào nồi lẩu rồi vặn to bếp lên, khói xông nghi ngút, mùi sả ớt sộc vào mũi mình cay xè mắt.
- Có lẽ cô cũng nên biết, chuyện đi lại của sếp không phải lúc nào cũng thuận tiện.
- Vậy thì ý cậu là sao?
- Chúng ta phải thỏa thuận lại và kĩ lưỡng hơn.- Thằng vệ sĩ ngoáy ngoáy tay trên miệng cốc rượu nhìn mẹ đầy ẩn ý.
- Không thành vấn đề với nhà này, nếu cái Lan theo được thì chúng tôi không ngại gì.
- Ngày mai có lẽ chúng ta nên chia ra làm hai hướng- Hắn nhúng tay vào cốc rượu đặt trên mặt bàn vẽ vẽ- Cháu và hai em- ý chỉ mình và chị Linh- cùng một người đóng giả sếp. Cô, Lan và sếp sẽ đi taxi tới thẳng trại, mọi thủ tục đã hoàn thành xong rồi. Chỉ cần sếp tới là người nhà sẽ được thả ngay, theo cháu mỗi người chỉ nên đi một người đại diện thôi, đồng và ồn ào mất vui, xong thì sẽ gặp nhau ngay tại đây.
- Tôi nghĩ là xong thì nên nhà ai nấy về, tránh người ngoài nhòm ngó.
- Cái đấy tùy cô, sợ nhất là không mang được người ra thôi. Mang ra được rồi thì còn ngại gì nữa, chỗ này cũng là chỗ quen và kín. Về đây ăn mừng được thì là cái tốt nếu không tiện cũng không sao.
- Thôi thế này, nhé cháu đã lên một kế hoạch. Bắt đầu từ sáng, cháu cùng một người đóng thế, sẽ đi từ khách sạn qua nhà cô đón hai em. Rồi tầm trưa lại trả về đấy. Đến độ chiều, cháu sẽ lại tiếp tục qua đón hai đứa, rồi đưa đi tiếp một vòng. Trong lúc cháu thu hút sự chú ý, thì cô sẽ bắt taxi cùng Lan tới một nơi hẹn trước, cháu sẽ nhắn tin quan điện thoại sau và đi thẳng tới trại đón hai đứa. Sau đó về đây ăn mừng.Ý cô thế nào?
- Sơ sơ thì cứ như thế cũng được.- Mẹ rót rượu ra từng cốc cho mọi người- Giờ nâng ly cái cho có khí thế ra quân chứ nhỉ?
- Ok.
Không khí lại quay trở lại vui tươi như chưa có chuyện gì, tàn tiệc. Mẹ đưa cả chị Lan về nhà mình nghỉ, theo kế hoạch đêm nay chị Lan sẽ ở nhà mình để ngày mai tiện đường đi lại. Trên đường về, mẹ cố ý nói to với chị em mình để cho cả chị Lan cũng phải nghe thấy:
- Con chuẩn bị một phong bì, đặt vào đấy cho mẹ một trăm chẵn. Mai cầm theo sẵn, gọi là cảm ơn người ta.
- Ấy chết, cô đừng…- Chị Lan hoảng hốt- mọi chuyện đã có cháu lo… cô đừng làm thế, đây là chuyện của nhà cháu…
- Đây là thành ý của nhà cô và cô không dành nó cho cháu, cháu đừng nói gì cả.- Mẹ bình thản nói với cái giọng dửng dưng, không đôi co, không đưa đẩy gì với chị Lan cho mất thời gian.
Mình quay sang nhìn mẹ, nhìn chị rồi lại nhìn chị Lan nữa. Mỗi người có một vẻ mặt một toan tính riêng. Mình đành đánh liều nhắn tin cho mẹ
“mang tiền theo thật hả mẹ? Có nên dùng tiền giả không? Con sợ cầm quá nhiều trong người như thế bất an lắm”
Điện thoại rung, mẹ lục túi mở điện thoại ra nheo nheo mắt đọc. Rồi quay lên nói với chị Linh nhưng mình đoán là thực ra nói với mình:
- Con cầm tiền trong két đi nhé, đếm và kiểm tiền cẩn thận, đừng để lẫn lộn lung tung.
Mình biết, két nhà mình chưa bao giờ chứa tiền giả hết…
Về đến nhà, mọi người lại mệt mỏi ai lên phòng người ấy. Mình lại có thêm một đêm trằn trọc khó ngủ.
12h đêm, tiếng gõ cửa cộc cộc khe khẽ vang lên ngoài hành lang. Mình lăn người quay ra với lấy cái áo phông mặc lên người rồi ra kéo cửa. Là mẹ- dĩ nhiên là thế nhà làm gì có ai đâu, chị mình thì không có thói quen gõ cửa phòng người khác. Mẹ khẽ khàng bế con bé cháu đặt lên giường mình, đắp qua cho nó cái chăn.Mình đứng nhìn con bé ngủ há hốc cả miệng ra, mắt thi thoảng lại động đậy một chút. Mẹ vỗ nhẹ tay xuống rìa giường ý chỉ mình ngồi xuống đấy. Mình lặng lẽ làm theo ý mẹ rồi vỗ vỗ lưng con cháu mấy cái cho nó đỡ động đậy, mình thở dài
- Chuyện ngày mai thế nào đây hả mẹ?
- Cứ thế mà làm thôi.
- Lắm lúc con chẳng hiểu mẹ đang nghĩ gì nữa.- Mình thở dài nặng nhọc.
- Rồi mày sẽ hiểu, nghĩ như mẹ chẳng sung sướng gì đâu. Cứ biết thế.
…Im lặng…Mình ngồi nhìn lung tung trong phòng, đợi chờ mẹ nói một điều gì đó, một lời giải thích? Tại sao nhà mình phải tham gia trò chơi này?Tại sao mọi chuyện tưởng chừng như đơn giản cuối cùng lại thành ra rối rắm một cách vô lí? Tại sao đến giờ phút này mình vẫn chẳng hiểu bất cứ một cái gì hết? Tại sao và tại sao… Thế đấy? Tại sao nhỉ? Haizzz…
- Nghe mẹ dặn này.- Mẹ sẵng giọng một chút khiến cho mình giật nảy mình lên bất hẳn ra khỏi đống câu hỏi tại sao đang lẩn quẩn trong đầu.
- Dạ…- Mình khẽ nói.
- Ngày mai tùy cơ ứng biến, con muốn làm gì cũng được nhưng mà nhớ hộ mẹ…- mẹ giơ ngón tay trỏ lên trước mặt mình, trừng trừng mắt.
- Vâng… mẹ nói đi…- Run run.
- Tiền có thể vất đi được, nhưng người thì không, đặc biệt chú ý chị con. Muốn nó ở nhà nhưng nhất định nó không nghe.
- Con nhớ rồi ạ.
- Còn lại tùy con quyết định, liệu sao thì liệu. Tùy cơ mà ứng biến. Dù sao cũng phải về nhà hàng hôm nay, nhớ đấy dù có bất cứ chuyện gì cũng phải về đấy, chỗ đấy là nơi an toàn nhất.
- Con nhớ rồi mẹ ạ.
Không khí nặng nhọc như sắp sửa bước vào một cuộc chiến. Chán. Mình lẳng lặng đi xuống nhà nhường phòng cho mẹ, không muốn đánh thức con bé cháu dậy.
Nằm trằn trọc, 2h sáng không ngủ được, mình quyết định phải khua cơ số đứa dậy theo.
- Alo- Tiếng mình rón rén trên điện thoại như ăn trộm.
- Gì mày ơi, mai tao còn đi làm sớm. Mày mất ngủ thì cũng đừng khua tao thế chứ.- Tiếng con gái càu nhàu qua điện thoại giọng cực gì ngái ngủ.
- Nốt hôm nay thôi, mai chắc chả bao giờ được nghe tao gọi điện thoại nữa đâu mà sợ.- Mình dọa.
- Cái gì mà không gọi?- Con bé giọng tỉnh queo như chưa hề ngủ- Mày lại điên đấy à?
- Điên hay không thì mai mới biết. Tao hỏi này, chỗ mày có thứ này không…- Mình thì thầm như sợ người khác nghe thấy.
Con Thiên Di ngẫm nghĩ một lúc rồi mới dám trả lời
- Có thì chắc cũng có, nhưng mà không tùy tiện mang ra ngoài đâu. Với cả dính đến pháp luật đấy, nặng có thể khép vào tội phá hoại mạng thông tin liên lạc. Dây vào cũng mệt đấy.
- Nhưng tao cần…- Mình tiu nghỉu
- Hứa là nếu bị bắt thì không khai tao ra đi.
- Hứa.
- Sáng sớm mai lên ngã tư sở, tao biết một vài cửa hàng ở HN bán cái đó. Cấm chỉ, đừng để tao dính vào việc này. Lần cuối đấy. Tao ngủ đây.
Rồi nó cúp máy rụp một cái, mình chẳng biết với cái giọng tỉnh như sáo ấy nó có ngủ được không nhưng mình thì yên tâm đi ngủ và ngủ rất ngon.
Sáng sớm hôm sau, mình làm đứa con chăm chỉ, đứa em ngoan ngoãn xách cặp lồng đi mua phở cho cả nhà. 1 Tiếng sau trong tay mình đã có một cặp lồng phở nặng chình chịch đủ cả nhà ăn, và trong túi đã cộm lên thứ mình cần. Mình khẽ nhếch mép cười và thỏa mãn….
Mọi việc diễn ra đúng như kế hoạch, 9h thằng vệ sĩ cùng lão cán bộ cấp cao giả đánh xe tới trước cửa nhà mình đón hai chị em lên xe. Đi lòng vòng lên Tây Hồ sang cầu Thăng Long lên vành đai ba sang Linh Đàm rồi rẽ xuống Thường Tín, đầu tiên mình tưởng sẽ vào trại T16 nhưng không hề. Sau khi đốt xong vài lít xăng,hắn lại vòng lại rồi đóng thẳng về khách sạn trên Hồ Tây, đóng chốt ở trước cửa khách sạn khoảng 15 phút sau đó ai mới về chốn nấy.
13h chiều, chiếc xe ban sáng lại lẳng lặng đỗ trước cửa nhà. Hai chị em lại đóng bộ lên xe. Chiếc xe từ từ nổ máy, mình ngoái cổ ra đằng sau nhìn mẹ, cửa cuốn bắt đầu đóng sập xuống từ từ. Mẹ cũng đã bắt đầu lên đường rồi….
Xe lại theo đúng lộ trình cũ, Hồ Tây- Cầu Thăng Long-Linh Đàm- Thường Tín. Dừng đổ xăng một chút dưới Thường Tín rồi lại đóng ngược về Linh Đàm lên thẳng vành đai 3 ra phía cầu Thanh Trì. Chị mình hí húi lôi tiền ra đếm, mình liếc mắt qua gương, ánh mắt của thẳng kia đang dõi thẳng vào bọc tiền hau háu. Mình bấu nhẹ tay chị thì thầm “ Chị làm gì thế, cất đi”. Bà ấy không ngừng lại tay vẫn đếm đếm từng tờ một, trả lời cụt ngủn “ Mẹ dặn thế”. Nói thì có vẻ nhanh nhưng quãng thời gian trên xe áng chừng cũng được hơn 2 tiếng, giờ này xe đang ở trên QL1 đoạn Bắc Ninh rồi. Tự nhiên chị bấu nhẹ tay mình quay sang nói thầm “ Em nhìn đằng sau kìa, mấy xe kia theo mình suốt từ khi lên vành đai 3 tới giờ.”
Mình cười “không có gì đâu chị, chắc là cùng đường thôi”
Chị “ Chị có linh cảm xấu lắm, ruột cứ nóng ran, gọi cho mẹ và chị Lan đều không nghe máy”
Mình ngoái lại đằng sau nhìn, đúng là có 1 con Camry đen và 1 con Vios bạc bám sát sườn, chốc chốc lại ngoảnh lại nhìn bọn nó vẫn chưa có dấu hiệu định rẽ ngang rẽ dọc đi đấu hết. Mình cũng tự nhiên thấy bất an lục túi bật công tắc nhỏ lên và giả vờ làm rơi điện thoại để cúi xuống đất. Máy báo rung ầm ĩ,đặc biêt là chỗ đoạn gót giày của thằng vệ sĩ. Cần thận hơn mình chỉnh về chế độ dò gần xác định lại, chuẩn là chỗ ấy đang phát ra tín hiệu vô tuyến, đặt sang bên chỗ lão già, máy im re, như vậy là chỉ có một cái. Hy vọng thế. Mình khẽ khẽ tháo con dao dọc giấy dắt trong tất ra, cầm chắc trên tay. Nhìn qua gương thằng vệ sĩ vẫn tập trung lái xe, còn lão người giả thì lim dim mắt thiu thiu ngủ. Bất ngờ mình chồm lên, dí sát dao vào cổ nó khẽ rít qua kẽ răng:
- Tháo giày ra.
- Ơ…ơ…cậu làm cái gì thế? Bỏ ra. Muốn chết cả lũ không.- Tay lái của hắn loạng choạng xe hơi chao đảo.
- Buông tay ra, chúng mày làm cái gì thế.- Lão kia giật mình tỉnh giấc toan giằng tay mình.
Mình tiện tay lão đưa đẩy ấn sâu một đường vào cổ thằng vệ sĩ ứa máu, mình quay sang lão già mắt gườm gườm
- Thằng già ngồi im đấy, động sang đây đứt cổ thằng này lúc nào không biết đâu. À quên đấy, ông- mình hất hàm trước mặt lão già- cúi xuống tháo giày của thằng này ra. Nhanh lên.
Lão già ngồi im không làm gì hết, mình ấn mạnh dao thêm một chút thì thầm vào tai thằng vệ si “ mày yên tâm, sẽ không chết đâu, nhưng sẹo to đấy, nếu chết 4 thằng cùng chết lo gì” hắn hoảng loạn gào lên “ tháo ra cho nó, nhanh lên”. Lão già run cầm cập cúi xuống tháo từng chiếc một dâng lên tận mặt mùi, mình khịt khịt mũi nghĩ bụng, ra khỏi xe rồi bố nhét vào mũi cho mày ngửi xem có xúc được không mà dúi vào mặt bố:
- Chị lấy con dao dắt ở tất chân phải em rạch ra xem có gì không, rạch chiếc bên trái trước.
- Ừ.
Con chị lúi húi làm theo yêu cầu của mình trong khi mình vẫn phải gườm gườm mắt cảnh giác hai đứa này, cũng may là ngồi ở ghế sau nên có muốn chúng nó cũng không làm gì được mình. Lợi thế thuộc về bên mình hơn. Mình lại thì thầm vào tai thằng vệ sĩ:
- Đừng phanh gấp, đừng chống cự, tay tao giữ rất chặt. Chỉ một sơ sẩy thôi thì đứt động mạch cổ ngay ( chém thế chứ thực ra mình chẳng biết động mạch nó là cái gì và nằm ở chỗ nào). Nghe tao tất cả sống hết, tao cũng không muốn chết hay què quặt gì đâu.
Chị mình rạch tan rạch nát chiếc giày ra thì tìm được một cục nhỏ nhỏ cỡ bao diêm. Quả nhiên đúng là thứ mình nghĩ, chẳng biết nó có thu phát âm thanh không hay chỉ là thiết bị GPS, mình quát to:
- Tao không biết chúng mày là ai, nhưng người của chúng mày đang bị tao khống chế, thêm khoảng 20km nữa sẽ có một trạm thu phí. Nếu chúng mày không ngừng bám theo tao. Tao đảm bảo tới đó, tao sẽ cho thằng này một nhát rồi muốn ra sao thì ra. Cút hết cho tao.
Không biết có phải vô tình hay không, nhưng chưa đầy 5 phút sau, bóng chiếc camry và vios đằng sau khuất dạng luôn trên đường. Mình chủ động bảo thằng vệ sĩ đánh xe vòng lên cầu 18 đi vào hướng trung tâm thành phố Bắc Ninh. Dạo quanh đấy một vòng.Rồi lại trở ra đường 1 đi về hướng HN. Đằng trước đằng sau thi thoảng có xe vượt lên hoặc lùi lại nhưng rất ít xe quen. Bảo con chị ném chiếc giày ra ngoài xong mình mới có thể tạm thở phào nhẹ nhõm. Chắc chắn trên xe này có một cục định vị rất to, nhưng ít ra là dãn được khoảng cách với cái lũ này vẫn hơn là để chúng nó kè kè sát sườn và hóng được tất cả những gì mình nói. Tay vẫn ghì chặt con dao. Mình sẵng giọng.
- Về chỗ hôm qua.
- Tôi không hiểu cậu muốn gì? Làm thế này có hay ho gì đâu?- Giọng hắn bình tĩnh lại dù cho vết thương ở cổ vẫn ứa máu- Tôi cũng đang định đi về đấy.
- Chuyện mấy cái xe đằng sau và cái giày của mày thì sao? Giải thích đi- Mình gầm gừ.
- Chúng tôi phải có sự phòng bị. Cậu biết đấy. Dù gì người tôi theo cũng là quan chức cấp cao.
- Cao hay thấp về kia rồi giải thích. Đi 80km và giữ nguyên vận tốc đấy đến tận cầu Phù Đổng cho tao. Giờ tao chỉ biết đứa nào làm gì thì tất cả sẽ chết.
Hắn ngoan ngoãn làm theo vào không nói gì thêm, còn mình căng mắt ra nhìn thẳng vào gương chiếu soi ánh mắt và từng hành động của hai đứa. Khoảng nửa tiếng sau chiếc xe cũng đã tới được nhà hàng nổi trên hồ Tây.
Vừa tới nhà hàng mình đã quyết định làm một việc cực kì ngu ngốc. Bảo chị Linh mở cửa bước ra ngoài và buông lỏng tay thả con dao ra, cùng bước ra theo mặc kệ hai thằng kia phía trong. Đơn giản mình nghĩ mẹ nói đây là chốn an toàn, về đến đây ít nhất sẽ gặp được người nhà mình. Nhưng không mình đã nhầm. Cánh cửa trước vụt mở ra. Mình quay ngoắt mặt lại chưa kịp phản ứng gì, chỉ thấy bên tai tiếng chị thét lên:
- Đừng…
Thì mặt mũi đã tối sầm lại, máu ộc lên cả mồm và mũi, sau đó không biết gì thêm nữa….
Cũng trong khoảng thời gian mình đang lên đường đi thăm quan Hà Nội và các vùng ngoại thành thì ngay lập tức ở nhà mẹ cũng nhận được tin nhắn tới chỗ hẹn và bắt đầu lên đường cùng chị Lan. Thực ra câu chuyện của mẹ mình chỉ được kể lại vắn tắt nên không biết được chi tiết thế nào như chuyện của mình nhưng đại khái nó là thế này.
Chị Lan đánh xe đưa mẹ tới vườn hoa Lý Thái Tổ, một lão già mặc bộ quân phục cũ kĩ bạc màu đeo kính râm tay chống chiếc ba-toong ung dung dạo bước lại gần phía xe. Chị kéo kính xuống lễ phép chào lão, rồi vội vàng chạy ra mở cửa ghế sau cho lão ngồi. Vẫn phong cách như hôm qua, mặt dửng dưng, không cảm xúc và hoàn toàn câm lặng. Hoặc là lão câm thật hoặc là lão có khả năng nhịn nói khá tốt. Mẹ thì chán chả muốn hỏi, vì có hỏi lão cũng chẳng thèm trả lời. Còn chị Lan thì cung kính lão hơn một bậc bề trên, chỉ dám hỏi những câu mà lão chỉ cần gật, lắc để trả lời. Không hơn, hoặc có khi hỏi những câu lão không buồn trả lời, chị cũng ngậm bồ hòn làm ngọt bỏ qua không dám hỏi lại. Không khí không lấy gì làm thân thiện lắm, nặng nề. Chị Lan vẫn tập trung lái xe, mọi việc đã được thỏa thuận từ trước đưa lão đến trại tháp tùng lão vào, kí giấy và đón người. Thế là xong. Cực đơn giản.
Nhưng mà đời nó có đơn giản và thẳng băng thế đâu, sau khoảng 45 phút xe cũng chầm chậm lăn bánh đỗ trước cửa. Mẹ rút điện thoại ra nhìn đồng hồ rồi quay sang chị Lan nói:
- Vẫn còn quá sớm, tình hình là ta đi dạo chút đã nhỉ?
- Ơ kìa cô…sao lại thế…Đang gấp mà.
- Cháu đánh xe ngược về Hà Nội đi, chắc ông đây cũng không định phản đối ý định của mụ già lẩm cẩm này chứ?- Mẹ cười nhạt.
- Cô…- Chị Lan hết ngoảnh ra đằng sau nhìn lão lại quay ra đằng trước nhìn mẹ. Khuôn mặt lão vô cảm không nói gì lặng lẽ như một bức tượng, đôi mắt là thứ dễ biểu lộ cảm xúc nhất thì bị che chắn kĩ bởi một chiếc kính râm to tổ bố, còn mẹ khuôn mặt có cảm xúc nhưng dửng dưng, bình thản khó đoán như mọi lần.
- Cháu cứ nghe cô, nếu ngài đây có ý định phản đối thì đã lên tiếng rồi. Mình tạm hiểu nhau thế thôi nhỉ? Vẫn quá sớm đúng không ông?- Mẹ nhìn lại đồng hồ thêm lần nữa để xác nhận cho câu nói của mình.
Chị Lan quay lại nhìn lão, không ý kiến gì. Chị quyết định nổ máy và làm theo lời mẹ, xe lại lăn bánh tiến về hướng trung tâm Hà Nội.
Chưa đầy 20 phút xe đã tới chân cầu vượt Mai Dịch, mẹ vỗ vỗ tay chị Lan nói đủ to để cho cả xe nghe thấy:
- Đi Nội Bài cháu nhé.
Bà ấy bất ngờ phanh gấp lại giữa ngay gầm cầu mặc kệ các đồng chí giao thông đang lấp ló đằng xa, may mắn là chưa có một đồng chí nào tiến tới định lập hồ sơ biên bản cả, có thể nhiệm vụ của họ là chặn xe thô sơ và xe máy lên đường cao tốc trên không nên họ chưa màng tới chỗ này, nhưng ái biết được cái đống bộ đàm kia dùng để làm gì. Chị Lan nói với tất cả giọng uất ức và nghẹn ngào:
- Cô, cháu mong từng phút từng giờ để gặp chồng cháu, chẳng lẽ cô không hiểu sao? Cô đang làm cái gì thế này?
Mẹ chẳng nói gì mà cúi xuống mở túi xách lấy ra một chiếc ví nam màu nâu nhạt đã cũ rỉn ném qua đầu về phía ghế sau, giọng lạnh tanh:
- Xôi đêm phố cấm chỉ có ngon không lão? Nhưng hơi đắt thì phải?
Rồi mẹ rút thêm một chiếc ví đen nữa mới hơn giơ lên ngang mặt trước con mắt sững sờ của chị Lan và nói tiếp:
- Thứ này thì không phải của ông, tôi mạn phép xin giữ lại để trả cho chủ của nó.
Lão già run run mở ví ra, bên trong có đầy đủ mọi thứ của lão, giấy tờ, thẻ bảo hiểm y tế, thậm chí cả giấy thanh toán viện phí của vợ. Đủ hết.Không thiếu thứ gì. Lão run run gỡ chiếc kính ra, đôi mắt mờ đục tèm nhèm, một chiếc kính có thể thay đổi cả gương mặt của người deo nó. Giờ nhìn lão tội nghiệp và quê quê. Lão cất tiếng nói đầu tiên trong ngày, giọng miền Tây đặc sệt:
- Vậy ra cái lũ móc túi hôm ấy là người nhà cô.
- Không- Mẹ phẩy phẩy tay- Đừng đánh giá nhà tôi là cái hạng người đó chứ- Loại ong ve đó, tôi không dây.- Ngừng một chút mẹ cười- Nhưng lúc cần bỏ tiền ra thuê vài đứa có nề hà gì.
- Vậy là cô đã biết hết…
- Sơ sơ, đủ để không phải hỏi thêm ông bất cứ cái gì. Giờ thì sao đây? Cháu tôi lại không nghe lời tôi cho lắm. Ông có thể vui lòng bảo nó đánh xe đưa chúng ta đi Nội Bài được không? Đứng đây lâu chút nữa là lại mất oan tiền cho giao thông đấy. Thật lãng phí, lãng phí thời gian đã là đủ lắm rồi.- Mẹ lắc đầu tỏ vẻ mệt mỏi.
Lão già lặng người đi một lúc rồi lắp bắp nói:
- Bà là chủ ở đây, làm theo lời của bà.
Chị Lan đành phải đánh xe đi theo, không khí trên xe trước thì nặng nề đáng sợ giờ chuyển sang lạnh lùng chết chóc. Trên xe có đầy đủ sự lo lắng, sợ hãi và uất ức của tất cả những con người ngồi đây.
Nửa tiếng sau, xe đã đến trước cổng sân bay, chị Lan dừng xe lại cách khoảng vài trăm mét đợi quyết định của mẹ. Mẹ lại lật túi lấy ra một mẩu giấy phô tô cùng 1 cái phong bì
- Đây là giấy hẹn đặt vé máy bay, đây là ít tiền lộ phí. Ông xem lại xem đã đúng tên ông chưa? Có lẽ cũng chẳng phải mất công đưa ông quay lại trại làm gì nữa, ông nên về nhà đi.
- Sao bà lại…- Lão ngỡ ngàng trước hành động của mẹ, há hốc miệng không nói lên lời.
- Ông cũng nên về nhanh, bà nhà mới phẫu thuật xong lúc sáng, chắc ông lo lắng lắm.
- Sao bà biết…biết hết…thế.- Lão lắp bắp.
- Có sao đâu, có giấy tờ, có thông tin. Không biết mới là lạ. Nhà tôi cho vay tiền, con nợ trốn một năm cũng cỡ vài lần, không quan hệ rộng từ bắc chí nam thì bán nhà lâu rồi. Ông yên tâm, người của tôi báo lại rằng bà nhà đang trong tình trạng rất tốt và bình phục.
- Tại sao bà lại…
- Vì tôi và ông, cuối cùng cũng chỉ là những con cờ mà thôi- Mẹ ngắt lời lão- Trút giận lên đầu lão thì chúng tôi được gì? Nhiệm vụ cầm chân của ông đến đây là cũng chấm dứt rồi. Giờ này chắc mấy đứa con tôi đã yên vị trong tay người bên kia. 4h chiều là chuyến bay cất cánh, ông nên nhanh lên. Xin lỗi vì đã phải mua vé giá rẻ, không thể đặt vé VNairline sát giờ thế này được.
- Nhưng liệu họ có bỏ qua cho tôi không? Tôi đã biết quá nhiều.– Lão đưa tay lên đầu rên rỉ.
- Đó là chuyện của ông, thay vì muộn phiền vì điều đó, ông nên thở phào nhẹ nhõm vì đã bỏ được một cái tròng trên cổ ra, đó là chúng tôi. Có lẽ hai bên không còn nhiều thời gian, nên dừng lại ở đây thôi. Chưa biết chuyện này là may mắn hay khổ sở cho ông, nhưng hãy nhớ tiền không phải nước mưa mà tự nhiên rơi trên đầu xuống đâu.
- Tôi có lỗi… tôi cần tiền…vợ tôi thì cấp cứu…họ tới và nói…họ có thể giúp…- Lão ôm mặt khóc lóc, giọng như người bị tắc thở.
- Tôi chẳng quan tâm tới chuyện đó, hãy đi đi.- Mẹ lạnh lùng chặn họng lão bấm chốt khóa cửa sau và nói như đuổi- Hãy cảm ơn trời Phật vì mọi điều, trời có mắt cả.
Lão lếch thếch cầm đồ của mình, ra khỏi xe. Khuôn mặt khổ sở sầu não khác hẳn với khi gặp ban đầu. Trên khuôn mặt nhăn nhúm, khắc khổ chen đầy cảm xúc hoảng sợ, lo lắng, biết ơn. Biết đâu lão sẽ bị một chiếc xe nào đó tông phải ngay khi đặt chân sang bên kia đường, biết đâu lão sẽ bị ai đó đâm cho một nhát khi đang chen chúc giữa đám người trước cổng nhà ga, biết đâu…
Không biết lão nghĩ những gì, nhưng 4h15 phút não đã ngồi yên vị trên chuyến bay Hà Nội – Sài Gòn.
Chị Lan ngẩn người như một xác chết, mặt trắng bệch, mẹ mình khẽ nắm lấy tay chị an ủi:
- Con đừng suy nghĩ gì cả, nếu là cô, cô cũng sẽ đặt niềm tin vào họ thôi. Biết làm sao được khi mà đến Tổng cục 5 cũng lộ mặt ra rồi.
Chị ôm mặt khóc rưng rức, giọng nghẹn ngào đầy nước mắt:
- Mình lại bị lừa phải không cô, lại sa bẫy như lần trước rồi.
- Không, đã kết thúc đâu, đưa cô về chỗ hôm qua. Mọi người đang đợi.
Thôi tạm bỏ qua cái khoảng thời gian mẹ và chị Lan trên đường, vì thực ra mình có ở đấy đâu nên không dám kể lể dài dòng nhiều. Quay lại thời điểm mà mình đang tối sầm mặt mũi. Thằng vệ sĩ lao ra khỏi xe nhanh như cắt, đập mặt mình và cửa xe, máu me bắn tung tóe, nó đưa tay quẹt qua vệt máu trên cổ nghiến răng kèn kẹt tiện chân định sút bồi thêm phát nữa vào bụng mình.Mình lúc đấy hoảng loạn vô cùng, kinh nghiệm hỗn chiến cho biết là dù không nhìn thấy gì cũng nhắm mắt nhắm mũi mà chạy trước đã. Vừa mới ngẩng đầu dậy định tẩu vi thượng sách thì có cảm giác một luồng gió nhẹ sượt qua đầu, chạm cả vào tóc, liền sau đó là một tiếng ối đầy đau đớn của thằng phía sau. Mặc kệ, mình vẫn chạy hồng hộc theo hướng ngược lạ. Một bàn tay rắn chắc giữ lấy người mình, giọng trầm trầm quen thuộc vang lên bên tai:
- Cẩn thận, ra đường xe cán chết bây giờ.
Mình thở hổn hển, cảm giác đau nhói cứ phải đợi lúc con người ta bình tâm lại rồi mới có cơ hoành hành. Nóng, rát, buốt, lạnh, máu vẫn chảy xối xả. Phải mất mấy giây sau, dù đứng đã vững, mình mới có thể mở mắt ra được, con chị đang lấy khăn cầm máu cho mình. Thằng vệ sĩ bị bẻ quặt tay, nhét giẻ vào mồm, ấn ra ghế sau của một chiếc KIA, nhìn thoáng thoáng qua mình thấy lão cán bộ thế mạng cũng trong tình trạng tương tự nhưng bị trói vào ghế trước của xe vừa chở mình. May mắn là góc hồ này khá vắng vẻ nên không có ai hiếu kì thò mũi vào, mọi chuyện cực êm gọn và nhẹ nhàng, trừ cái vết trên mặt mình và mặt thằng vệ sĩ đang ầm ĩ biểu tình ra. Đứng tầm mấy phút sau như đã hẹn trước, xe của nhà mình do chị Lan lái cũng đỗ xịch trước bến, mẹ mình vội vã bước ra khỏi xe hỏi:
- Tất cả ở đây đông đủ chứ.
- Đủ thưa chị cả- Lão răng vàng cười.
- Có bao nhiêu xe?
- 3 xe thôi.
- Chú chị với thằng này một xe- Chỉ thằng vệ sĩ- Con Linh, đưa Lan với thằng Kiên đi viện. Cho khoảng 4 người lên xe kia đi theo chị. Còn đâu ở lại đây canh thằng già kia.- Mẹ chỉ lão bị trói trong cái xe vừa chở mình.
- Không, con đi theo mẹ. Thế là đủ lắm rồi, hôm nay tất cả phải chấm dứt, con muốn biết chuyện gì đang xảy ra.- Mình giật phắt cái khăn trên đầu ra, vết thương vừa kín miệng lại bắt đầu nhỏ máu ầm ầm.
Mẹ sững người một lúc, rồi không hiểu sao mẹ lại đổi ý:
- Thế thì chỉ hai đứa lên xe kia thôi, 1 lái xe, 1 liên lạc, Linh đưa Lan về, cho thẳng này đi theo.
- Con cũng muốn đi- Chị Linh cũng đứng phắt dậy.
- Cháu cũng thế.-Chị Lan cũng không chịu kém.
- Tùy chúng mày. Thế thì sẽ đi hết. Về kho dưới Hoài Đức, đang có một con tốt trong tay rồi đây. Chú lái xe chở chị, thằng Kiên với thằng này. Hai cậu kia đèo con Linh với con Lan đi trước. Bốn cậu này đi sau phòng trường hợp có gì xấu còn cắt đuôi.
- Vui, hề hề- Lão răng vàng lại nhe răng ra cười.
Ba chiếc xe gầm rú nổ máy đi về hướng đại lộ Thăng Long.
Trên xe chiếc xe ở giữa,chiếc xe có thằng vệ sĩ bị cột chặt vào ghế trước. Mắt hắn trừng trừng nhìn tất cả như muốn đe dọa. Còn mẹ đang cố sơ cứu cho cái vết rách trên mũi mình bằng bông băng và thuốc đỏ. Mình phều phào vừa thở vừa nói:
- Đáng lẽ tao phải giết mày, con chó. Mày có biết có thêm vết sẹo này tao rất khó lấy vợ không?
- Để tí về kho tao khâu cho.- Mẹ chấm chấm thêm thuốc đỏ lên vết thương của mình- Mày cũng ngu lắm cơ, sao không để mình chị mày ra gọi người thôi, an toàn đã rồi hẵng buông nó ra, chưa gì đã bỏ của chạy lấy người rồi.
- Con mệt và căng thẳng quá sức rồi, con nghĩ tới đấy mọi chuyện sẽ ổn, ít nhất có thể hy vọng là mẹ có người ở đó. Lúc đấy chẳng nghĩ được gì nữa. Xe dừng hẳn lại, nếu không nhanh thoát ra ngoài, để thằng già ra trước thì khéo chính con lại bị dí dao vào cổ.
- Thôi không sao.Mày như thế này là quá sức mong đợi của mẹ rồi. Tao cứ nghĩ sẽ đón chị em mày ở một chốn khác cơ.
- Con mẹ mà- Mình cố vận hết sức lực cuối cùng để cười rồi giơ ngón tay chỉ lên phía trước- Mẹ dắt thằng này đi làm gì, đánh dập người nó ra rồi ném xuống hồ,lão già đâu? Mẹ xử lão ở đâu rồi?
- Tao thả lão rồi, lão chỉ là con tốt thí cầm chân tao, chẳng có nghĩa lí gì hết. Nhân vật chính ở đây là bố con nhà cậu phải không? Thiếu gia nhà tổng cục phó Tổng cục tình báo bộ công an? Xin hỏi chú Cần giờ đang ngồi xe nào trong số 4 chiếc xe đằng sau kia?
Mình há hốc miệng kinh ngạc, cũng không khó để nhận thấy nét kinh hoàng trên mặt thằng vệ sĩ qua gương chiếu hậu và nụ cười mỉm nhếch môi của lão răng vàng. Trung tâm tất cả vẫn là khuôn mặt bình thản của mẹ, bà nhổm người lên kéo chiếc giẻ ra khỏi miệng thằng vệ sĩ. Không hổ danh là “người nhà nước”, có lẽ hắn đã nhận ra tình cảnh hiện tại, lập tức lấy lại bình tĩnh, nhổ toẹt bãi nước bọt lẫn máu đỏ chót lên sàn xe, miệng lầm bầm:
- Bà biết từ khi nào? À… nhớ ra rồi. Tôi không nghĩ là nhà bà còn hành nghề móc túi nữa cơ đấy. Khốn nạn.- Hắn cười khinh bỉ.
- Cái đó đâu có quan trọng với cậu? Cậu đây chắc được bố nâng đỡ nhiều, nên mới chủ quan cầm thẻ đi tung tăng thế.Mất thẻ ngành là một tội to đấy? Cậu nghĩ sao nếu tôi gửi trả lại nó cho cậu?- mẹ giơ giơ chiếc ví nam ngang tai hắn và cười.
- Bà nên biết, bố tôi không phải loại rỗi hơi. Một khi nhà bà đã vào tầm ngắm, thì chỉ có đường chết, bà đang giữ tôi, bà có biết tội bắt giữ người trái phép, nhất lại là công an to thế nào không?
- Tôi nhớ không nhầm thì cậu đang mặc comple rất là đẹp. Đâu phải sắc phục đâu, làm sao tôi có thể biết cậu là công an được chứ? Cậu có gì chứng minh không? Cậu không thắc mắc là tại sao bố cậu không vùng lên chăn xe lại và cứu cậu sao? Hãy cứ bình tĩnh đợi xem nào. Đừng nóng, chúng tôi là xã hội đen, chuyện đã lớn đến mức này thì mạng người chỉ như con ngóe thôi.- Mẹ cười.
Hắn câm lặng, sự hoang mang tột độ lột tả trên khuôn mặt, phải rồi, cả một tiểu đội trinh sát tham gia vào cuộc vây bắt ngày hôm nay. Tại sao? Tạo sao mà giờ này hắn lại ngồi đây một mình và không có ai hết?Không một ai cả? Mụ đàn bà cáo già này đang giở trò bỉ ổi gì đây?
- Bắt đầu có xe bứt top rồi chị hai.- Lão răng vàng nhìn gương chiếu hậu và cảnh báo.
- Để xem tay nghề của chú có bớt đi chút nào không?-Mẹ lại cười.
- Chị để em thử xem nào.
- Chú cứ thử, xem cầm cự được bao lâu, đừng cố quá, đi đến đây là khá xa rồi. Chắc chắn là sẽ có chốt phía trên thôi.
- Thi thoảng vui tí cho đỡ quên nghề.- lão phá lên cười rồi nói ( Giờ mới để ý lão đeo tai nghe Bluetooth- Xe đằng sau chú ý, đi chậm, chặn mấy con camry và con vios lại không cho vượt. Xe trước đi gọn vào nhường đường cho xe này lên rồi lập tức dàn ra đường, để ý xe nào vượt qua cũng lập tức ghìm tốc độ chặn lại.
Rồi bất ngờ người mình giật đùng một cái, chiếc xe tăng tốc đột ngột phóng vụt qua xe đầu tiên chở chị Lan và chị Linh phía trên. Cảm giác không phải như đang đi mà là đang bay trên đường cao tốc, 120km/h và hình như còn tiếp tục tăng. Cứ mỗi lần lão lách tay lái vượt qua một chiếc xe đi cùng chiều mà tim mình như thót lên nhảy ra ngoài. Nhìn qua gương chiếu hậu đằng xa. Hai chiếc xe cùng đoàn của mình đã làm nhiệm vụ khá tốt. Cứ mỗi khi một con Toyota ( tạm gọi đội khách thế vì bên họ toàn Toyota) nào định vượt lên lại bị chiếc Kia (dĩ nhiên là xe đội mình) chèn cho sát vào lề đường. Một xe không thể chèn hai xe cùng một lúc, đã có một con trong đội bạn vượt lên được nhưng lại lập tức bị xe phía trên của nhà mình dí sát vào giải phân cách. Nhưng bên họ có lợi thế hơn hẳn với 4 chiếc xe, cuối cùng kiểu gì cũng có một con vượt lên được trước. Hai con Kia đột ngột tăng tốc vượt qua rồi dàn hàng ngang trên đường như một chiếc barie, mình chắc mẩm quả này ăn chắc rồi thì bất ngờ phía trước có một đàn “bồ câu” dựng chắn ngang đường từ đờii nào chỉ để lọt khe hở rất hẹp, dĩ nhiên không đủ cho oto đi. Lão răng vàng đạp thắng gấp rồi xoay vô lăng, xe như bị bóp lại đột ngột, tất cả người trên xe văng lên phía trước rồi lại lập tức bị kéo giật về phía sau. Xe quay đúng một 180 độ đập đít vào dải phân cách, tất cả các xe phía sau cũng gần như là vậy. Cả đoạn đường hoàn toàn tắc tịt bởi gần chục cái xe lớn nhỏ xếp ngang dọc lẫn lộn. Một người đàn ông đứng tuổi trên con camry bước ra cầm chiếc ví màu nâu cũ kĩ, gõ gõ cửa kính xe mình, miệng nở một nụ cười “y hệt như mẹ hay cười”:
- Vui lòng cho tôi gặp bà Đào Thúy Hạnh được chứ?
- Là tôi đây, người đưa thư nhanh hơn tôi tưởng tượng đấy- mẹ bấm nút kéo cửa kính xuống cười đáp trả lão- Phải xưng hô ra sao đây thưa ông thiếu tướng?
- Cứ gọi tôi là Cần NHƯ NGÀY XƯA BÀ VẪN GỌI VẬY.- Lão nói giọng nhỏ nhẹ đầy ẩn ý.
Khoảng hơn chục người áp sát xe của mình, một thằng ra vẻ cảnh sát chuyên nghiệp, cầm súng chĩa thẳng vào xe quát
- Tất cả đã bị bao vây, yêu cầu xuống xe đầu hàng vô điều kiện.
- Ông tiếp đón bạn cũ như thế này sao?
- Cũng chưa thể so với cách bà tiếp đón con của bạn cũ được- Lão chỉ vào thằng vệ sĩ mặt bê bết máu ngồi phía trên.
- Nhưng con ông cũng đối đãi với con tôi rất tốt.
- Bà thật đáo để- Lão phá lên cười- Vẫn như ngày xưa, hòa 1-1.
- Nếu ông không chê xe chật, ông có thể lên đây và về nhà tôi cùng tâm sự lại kỉ niệm xưa không?- Mẹ bật chốt cửa sau như mời gọi lão vào.
Một thẳng lập tức lao vào giữ tay mẹ, nhưng lão kia gạt phắt tay ra và nói:
- Bọn trẻ con giờ thật nóng nảy, cũng được. Tôi chấp nhận, nhưng xe hơi nhỏ, sẽ chỉ có bốn người trên chiếc xe này thôi, bà nghĩ sao? Tôi, bà, con trai tôi và một lái xe ( có lẽ lão vẫn chưa biết tới sự lợi hại của lão răng vàng ở đây nên chủ quan hoặc giả như lão biết nhưng cố tình nói vậy để mẹ yên tâm đi cùng). Nếu không tất cả mọi người ở đây sẽ cùng đi cho vui vậy, càng đông càng vui mà.
- Sẽ như ý ông, có lẽ sau vụ này tôi nên đầu tư con Fortuner 7 chỗ.
Mẹ đẩy mình ra khỏi xe, lập tức bọn kia giữ chặt mình lại nhưng lão già khoát tay một cái ra chiều cứ bình tĩnh, chúng nó lại thả lỏng mình ra.Sau khi lão lên xe, chiếc xe chầm chậm nổ máy rồi lao đi vun vút cho tới khi khuất khỏi tầm nhìn. Mình lần tay sờ sờ túi quần để chắc chắn một điều, mình đã bỏ chiếc máy nghe trộm vào túi mẹ chứ không nhầm với cái cục nào khác…
Tất cả người bên mình bị giải đi về một nhà nghỉ gần đó và bị nhốt chung một phòng không có ban công và có người chốt phía ngoài. Hơn chục con người lố nhố trong phòng, mình được ưu tiên chiếc giường duy nhất vì đang bị chấn thương, còn lại trừ hai chị mình,tất cả đứng hoặc ngồi chốt ở cửa như thể giữ cồng thành cho một cuộc hỗn chiến. Nằm một lúc nghe xuôi xuôi, mình lôi chị Linh vào nhà vệ sinh, cần thận ngó nghiêng kĩ càng rồi rút điện thoại ra bấm số sim trong chiếc máy nghe trộm, tí tởn khoe:
- Đoán xem em có cái gì nào?
- Mày ….- bà ấy ngạc nhiên- lúc nào mà nhanh thế.
- Bí mật, đợi xem có tin thời sự gì hot đêm nay không đây.
Mất một lúc mới kết nối được tín hiệu, mình nghe rè rè rồi rõ dần, tiếng đàn ông trong điện thoại:
- Vậy ra chúng tôi bị bà dắt mũi, kể cả chuyện bà chuẩn bị phong bì tiền cũng đã nằm trong kế hoạch cả.
- Nếu không thế thì các ông sẽ đâu có tin, tôi cứ thắc mắc cái gì khiến con Lan có một niềm tin mãnh liệt đến thế? Chính vì cái niềm tin của nó khiến tôi chú ý tới việc này. Con bé khôn hơn hai đứa con của tôi, dĩ nhiên, nó không tin cái gì một cách mù quáng quá, chắc chắn có một ông to nào đó nhúng tay vào thật, ai ngờ lại lòi ra ông.- đây là tiếng mẹ mình.
- Việc bà thả lão già ở Nội Bài, bà cũng đã dự tính trước được chúng tôi sẽ rình ở đó?
- Các ông bám người còn thua cả bọn thám tử nghiệp dư ở Hà Nội này, có lẽ ông nên đào tạo lại cấp dưới, còn non lắm. Quá lộ.
- Giả sử hôm nay chúng tôi không chặn lão ở Nội Bài và không nhận được vật bà muốn gửi cho chúng tôi trong ví của lão, bà tính sao? Kế hoạch của chúng tôi vì thứ đó mà đã thay đổi vào phút chót.
- Thì tôi đã có con tin trong tay, tôi chuẩn bị đủ người giữ con tin để chúng ta buộc phải có một cuộc thương lượng đấy.- Tiếng cười quen thuộc nhưng hơi lớn lại vang lên.
- Bất chấp cả pháp luật?
- Ông nghĩ bấy lâu nay tôi là công dân gương mẫu lắm sao?
- Chúng tôi có một đề nghị? Đúng hơn là một yêu cầu. Bà nghĩ sao?
- Đổi lại tôi sẽ được gì?
- Sự yên ổn.
- Nếu trong đó bao gồm cả việc con tôi được ra ngoài và ra hẳn khỏi chuyện này, tôi nghĩ là tôi sẽ thấy hứng thú hơn chút chăng?
- Dĩ nhiên, bà già đáo để này, thôi nói cái giọng khách sáo đấy đi, ngày mai chính tay tôi sẽ kí giấy bảo lãnh cho con bà.
- Tôi thấy có chút hứng thú rồi đấy.
- Hượm đã, có cái gì đó không ổn ở đây. Bà cho tôi mượn túi được không?
Mình giật bắn mình, bỏ mẹ. Bị phát hiện rồi. Khốn nạn quá thể. Mình nghe tiếng lão hừm hừm rất gần tai, tiếng mẹ vọng bên cạnh:
- Cái này là của cậu quý tử nhà tôi rồi, không nên để mấy thứ đồ chơi này xen vào cuộc nói chuyện của chúng ta.
Nói rồi mình nghe thấy tiếng rắc…rắc…rắc… như thể thứ kia đang bị nghiên nát dưới một gót giày nặng chịch. Tín hiệu rè rè được một chút rồi mất hẳn. Call ended…
Khoảng 1 tiếng sau, cánh cửa bật mở. Mẹ bước vào dẫn tất cả mọi người ra. Đêm hôm đó mình được đưa đi viện gấp, sốt miên man, cứ ngỡ bị uốn ván. Nhưng sáng hôm sau, mọi thứ lại đâu vào đó, ổn cả. Không biết có chuyện gì đã xảy ra, nhưng mình chỉ biết, cũng trong buổi sáng ấy, chị mình đã được đi đón anh trong nước mắt. Cả nhà đoàn tụ.
Mấy ngày anh mới về có lẽ là mấy ngày yên bình và vui vẻ nhất đối với gia đình mình. Nhưng cũng vì thế mà mình cảm thấy khó nhìn mặt chị Lan hơn, vì chỉ có duy nhất anh Bình ra. Ông Dũng bặt vô âm tín. Tuy nhiên mình cũng chẳng thấy chị ấy đâu, một phần vì nhà có anh về, việc tự nhiên lại đổ đống ra, bề bộn hẳn, cả nhà rục rịch định cùng một số người thân quen thâu tóm toàn bộ quán bar, một phần còn lại chắc chị Lan tránh mặt nhà mình, đã vài lần anh chị cố liên lạc, thậm chí qua tận nhà nhưng không thấy đâu. Bà ấy không vướng víu con cái, bố mẹ như nhà mình, muốn đi đâu thì đi. Tự dưng hụt hẫng phần nào đó trong lòng, cảm giác xa xa nhau lắm…
Sau 1 tuần, bằng cả lời nói và “hành động” về cơ bản thì quyền quản trị bar đã rơi vào tay hai nhân vật chính nhà mình và bố nuôi với khoảng 70% cổ phần gộp chung. 30% còn lại lác đác và lẻ tẻ chia cho những thành phần cứng đầu cố bám lại, hoặc những mối quan hệ cần thiết cùng với những người thân quen nhưng sẽ không tham gia vào việc điều phối. Bộ máy nhân sự cũng được cơ cấu lại sao cho hợp lý để đảm bảo hai điều là người thân tín và không thể chạy thoát được khi có chuyện xảy ra, phòng trường hợp xấu như chuyện của bà Hằng lại tái diễn ở đây. Đặc biệt là lần này để lấy lại uy tín và tiện việc quan hệ, đích thân bố nuôi sẽ làm giám đốc bar. Anh mình vẫn làm quản lý kiêm nhiệm cả đội an ninh. Mọi việc lại đi vào suôn sẻ, đúng 1 tuần sau khi anh mình ra, bar lại lên nhạc như bình thường, các con giời lại tấp nập qua bay nhảy, hàng xóm láng giềng lại được cơ than vãn vì sư ồn ào mất trật tự của cả khu phố này. Nói chung là vui đấy. Mọi chuyện có lẽ là ổn, ổn hẳn nếu như không xảy ra cơ sự này, khổ hơn nữa là việc xảy ra đúng vào thời điểm mẹ đi Thái Lan nghỉ dưỡng, trăm sự ở nhà mất phương hướng và bấn loạn hết cả lên…
Một giờ đêm, hai ngày sau ngày mẹ đi…
Sau khi ở bar về, vừa mới tắm rửa được một lúc mình lại thấy ông anh nghe điện thoại với vẻ mặt cực kì lo lắng rồi rục rịch mặc quần áo dắt xe ra khỏi nhà. Tới bốn giờ sáng thì thấy ông ấy dìu một thằng về nằm trên ghế ở phòng khách. Chị mình cuống cuồng mở cửa rồi chạy lên chạy xuống hết lấy cao dán lại nước lạnh và đá cho ông kia. Nghe chừng có vẻ lại có đánh nhau. Mình nằm trên giường và theo dõi tất cả qua camera IP cho tới khi ồn ào quá không chịu được bắt buộc phải mò dậy xem sự thể ra làm sao.
- Giờ này liệu đã hiệu thuốc nào mở cửa chưa?- Giọng chị lo lắng.
- Sao thế này? Giờ này lên Xã Đàn có, trên ấy bán suốt đêm.
- Thôi khỏi, lấy thêm đá đi. Mai đưa đi viện xem thế nào.- Anh mình nói.
Bà chị lại chạy hùng hục lên tầng lấy đá. Mình mới tò mò hỏi ông anh:
- Lại đánh nhau?
- Không, tự vệ.
- Lạy giời lạy Phật, anh vừa ra làm gì cũng chú ý chút.- Mình nhăn mặt.
- Cũng bảo anh đừng có ra rồi mà, lại phiền nhà anh.- Ông kia cũng thều thào, lúc này mình mới nhận ra khuôn mặt sưng húp của ông ấy có gì đó quen quen, nếu không nhầm thì cùng nằm trong hội “con nuôi” với ông anh mình, và cả mình nữa. Anh em cả.
- Mày nói hay nhỉ.- Anh gắt.- Người cùng một nhà cả, có chuyện không ra, mày định để sau này tao không nhìn được mặt ai nữa đấy à?
- Cái gì thì cái chứ, dù sao anh cũng mới về, nhỡ có thêm chuyện gì, em khó ăn nói với bố. Lỗi là do bên em cả.
- Giờ này thì còn lỗi lầm cái mẹ gì nữa.- Ông anh thờ phì phì.- Chúng mày có chuyện tao không đi, rồi sau này tao xảy ra chuyện thì còn dám vác mặt đi nhờ vả ai nữa. Lỗi lầm, đúng sai gì đã có bố phân xử.
- Đáng ra là em không được phép cho bọn dưới Nhổn cầm bát họ. Dưới đấy là địa bàn của bọn chợ xe, đáng lẽ là không được dây vào. Tại em tham quá. Lãi tận 30 ngàn/1 triệu/1 ngày, lại còn cắt lãi ngay.- Ông kia vừa ôm một bên mắt sưng húp vừa rên rỉ.- Ai mà chả ham.
- Hà Nội bắt đầu phân chia địa bàn từ khi nào thế?- Mình làu bàu.- Mẹ nó chứ, bọn dưới Mỹ Đình bắt đầu có tí tiền một chút là định lên chiếu trên đặt luật hết à? Rồi có ngày phải dạy cho chúng nó một bài học.
- Cái này mới, em không hiểu đâu. Từ hồi dân Yên Sở với Mỹ Đình lên, phải cơ cấu lại rất nhiều, nhưng anh em cùng “phường” với nhau cả vì mấy chục lẻ mà đến tận nhà đập phá thế này thì kiểu gì ngày mai cũng cần phải đi nói chuyện lại.
Điện thoại của anh lại kêu ầm ĩ, mình thấy anh nhấc máy giọng cực kì lo lắng, chỉ vâng vâng dạ dạ, đại khái qua loa mấy câu rồi thôi. Sắc mặt ông ấy tối sầm lại, thông báo:
- Thằng Nam chấn thương sọ não, đang cấp cứu ở Việt Đức rồi. Có lẽ nên gọi cho gia đình nó lên là vừa…
Mình sững người, ông ngồi trên ghế sô pha cũng bật dậy mắt trợn trừng. Nam là tên thằng nhân viên ở hàng cầm đồ nhà ông ấy, mình biết nó, thằng ku mới chưa tới 20, lên Hà Nội mới được hơn 3 tháng. Thi thoảng đông khách vẫn gọi nó lên trông xe. Thật thà và hiền khô, khách gửi xe bo cho 20k còn ngoan ngoãn nộp lại. Tự dưng sởn hết gai ốc, cảm giác tội lỗi như thể đó là chính lỗi của mình gây ra vậy. Ông kia gào lên, lao ra cửa, mình và anh phải giữ chặt lấy, nước mắt nước mũi ông ấy đầy cả trên mặt:
- Nam ơi, anh giết em rồi… Cô chú ơi, cháu giết em cháu rồi… Tao phải giết chúng mày… giết hết lũ chó chúng mày….
Hai anh em phải giữ chặt ông ấy một lúc cho ông ấy đỡ vùng vẫy, rồi sau khi đợi ông ấy khóc lóc chán chê, tạm bình tâm lại, mới ấn đầu được ông ấy lên xe để đi vào viện. Hơn 5 tiếng sau gia đình thằng bé mới ở quê lên, thật sự thì không biết phải nói gì trong hoàn cảnh như thế này. Mình không phải quá yếu lòng nhưng cũng không phải quá cứng rắn. Những chuyện khóc lóc đau thương như thế này chỉ dám đứng ra ngoài len lén nhìn. Tới tầm chiều, chắc sau khi xem qua thầy qua sách để định giờ đẹp, và cũng biết khó còn hy vọng gì, gia đình quyết định rút ống thở, tất cả những người ở đấy đều câm lặng, dù ai lòng dạ có sắt đá đến mấy mắt cũng hoe hoe đỏ khi chứng kiến cảnh người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh…
Ngày hôm sau là 1 ngày mưa ảm đạm, nhưng không to, tới lúc đưa thằng bé ra đồng, trời tự dưng có chút nắng nhe, mọi người bảo chắc nó phù hộ cho gia đình, người trẻ thường thiêng và cũng thường khiến cho người ta mất nhiều nước mắt hơn. Cả “đại gia đình nhà mình” có mặt đông đủ, không ai không khóc… khóc nhiều nhất có lẽ là ông đêm hôm ấy nằm ở nhà mình, đầu vừa quấn băng trắng vừa quấn khăn tang….
Phải mấy ngày sau, chuyện ấy vẫn là một nỗi ám ảnh với gia đình mình. Cửa hàng cầm đồ bên kia chỗ thằng Nam làm thì sập tiệm hẳn, công an bắt đầu tiến hành điều tra nhưng chưa mang lại nhiều kết quả. Lần đầu tiên mình cảm thấy chùn tay, cảm thấy sợ một cái gì đó hơn là cả đi tù, không phải sợ chết, mà là sợ cảm giác mất đi người thân. Đã mấy ngày, cả nhà lặng lẽ đi ra đi vào, hết lên bar rồi lại ra cửa hàng, cố làm việc để quên đi sự ám ảnh về một nỗi lo vô hình bên cạnh. Rồi một hôm, chắc tại thấy mình xuống tinh thần nhiều quá, ông anh mới động viên:
- Sinh nghề tử nghiệp, chuyện như thế này hiếm xảy ra lắm, một phần cũng do nó nông nổi không biết tránh đi mà cứ hung hăng lao vào, em yên tâm nhà mình không để xảy ra những việc như thế đâu?
- Nhưng dù sao nó cũng trẻ quá.
- Biết là thế, nhưng làm ăn ngoài máu liều ra còn phải có cái đầu, biết lúc nào cương lúc nào nhu, biết khi nào dùng nắm đấm và khi nào dùng cái mồm, quan trọng là đừng tham lam quá. May là khi anh ở trại, mọi việc ở nhà bình an, không thì ăn năn hối hận cả đời.
- Mẹ dặn là chỉ thu vốn, không thả họ. Tất cả là có mẹ cáng đáng hết, em chỉ thừa lệnh thôi. Đừng nói cho vay xa, chứ vay gần, vay mối quen em cũng đỗi lại hết.
- May mà nhà còn có mẹ.
Hai anh em đang trầm ngâm suy nghĩ thì có hai thằng đi xe Wave đẩy cửa vào, một thằng gãi gãi tai hỏi:
- Anh ơi cho em xin cầm cái xe.
- Hôm nay bận không cầm đâu, chịu khó mang qua Láng nhé.- Anh mình nhìn nhìn một lúc rồi từ chối, một phần chắc chê con xe nát, phần nữa chắc cũng chẳng có tâm trạng mà làm mấy việc cỏn con vào lúc này.
- Anh xem cố gắng hộ em với, qua Láng em sợ luộc đồ lắm.- Thằng kia cười cười cầu tài.
- Xe có giấy tờ không?- Mình hỏi.
- Dạ không, nhưng xe em là xe xịn không phải Tàu, anh cho em cầm tạm 2,3 tr thôi. Rồi em qua lấy.
- Thôi thế thì chịu ông mang qua đường Láng hộ tôi.- Mình cười.- Xe không giấy tờ cầm dễ mất cả xe lẫn người lắm.
- Em hỏi khí không phải, anh có phải anh Bình con bố Hải không ạ?
Mình hơi chột người một chút, tự dưng có cảm giác không lành, ông anh mình chắc cũng thế, mắt đảo sang nhìn mình rồi lại nhìn nó trả lời một cách rất cảnh giác:
- Không phải, Bình đi vắng rồi. Có việc gì gặp Bình không?
Vừa mới trả lời dứt mồm thì thằng kia rút ngay một con dao Thái Lan loại thon dài và sắc chuyên dùng gọt hoa quả ở cạp quần sau lưng ra, nhằm thằng hướng ngực ông anh mình mà đâm. Ông ấy may mắn phản xạ nhanh đứng phắt dậy nắm tay giữ được nhưng không may là chúng nó đi hai thằng, thằng bên cạnh cũng hùng hổ lao vào cầm một con dao xiên thẳng vào bụng anh mình một nhát, máu ồng ộc tuôn ra từ ổ bụng. Việc diễn ra quá nhanh, mình lại ngồi khuất bàn không kịp phản ứng gì. Lúc ấy chỉ biết làm theo cảm tính, đá vào nút báo động dưới chân, tay quơ quơ gầm bàn tìm “đồ”. Mẹ kiếp chứ, giờ mới nhớ ra đống đồ đã được giải tán hết từ đời nảo đời nào rồi. Nhìn quanh chỉ có cái lap là có thể tạm dùng được, mình điên cuồng cầm con lap phang thẳng vào đầu thằng đang bị ông anh giữ, đập như loạn vừa đập vừa gào thét chửi bới, thậm chí giờ mình cũng không nhớ là lúc ấy mình chửi cái gì, và đánh nó như thế nào. Chỉ sau vài đòn cái đầu nó đã ròng ròng toàn máu, và gục xuống.
Thằng kia rút dao ra tính xỉa mình, thì bị mình ném ngay cái lap vào giữa mặt ngã bổ ngửa ra gần cửa. Mình đạp gãy chân bàn kính cầm được thanh inox chẳng dọa dẫm gì cả cầm ngay lên phang thêm mấy phát vào đầu thằng đã nằm gục cho nó lịm hẳn và tiến nhanh lại gần thằng đang ngã. Tiếng còi báo động ầm ĩ, cửa cuốn thì lúc này đã xuống được đến ngang tầm rồi, trong nhà đang tối dần. Nó vùng dậy chạy được ra ngoài, lao lên xe rú ga chạy như một thằng điên, mình biết có đuổi theo cũng không ích gì vội vàng quay lại đỡ anh. Ông ấy chỉ kịp phều phào mấy câu, máu không ngừng tuôn ồng ộc ra ngoài dù tay ông ấy và tay mình đang cố ghìm chặt:
- Đưa anh… đi… viện…
Tối hôm đấy tình trạng của anh đã khá hơn, dao đâm thấu bụng, xuyên dạ dày mặt trước ra sau, tổn thương tụy, rách tĩnh mạch chủ bụng, nhưng chắc chắn đã quan cơn nguy kịch giờ chỉ nằm tĩnh dưỡng. Thằng ôn vật kia cũng nằm ở phòng bên cạnh được cách ly và được anh em xã hội nhà mình chiếu cố rất đặc biệt, coi như là một cách để giam lỏng nó. Chị lại được dịp khóc sưng húp cả mắt. Còn mình tạm thay mặt anh tham gia cuộc họp bất thường của “đại gia đình” được tổ chức ngay tại bar. Hôm nay bar lại bị đóng cửa thêm một lần nữa. Mảnh đất này đúng là có “dớp” làm ăn thật.
Ngồi trong căn phòng lớn nơi vẫn thường được gọi là sàn là hơn 30 chục người, có người lặn lội từ Hải Phòng, Thái Nguyên, Quảng Ninh xuống… tuy tuổi tác, công việc, và mục đích của mỗi người đến đây là khác nhau. Nhưng tất cả đều có một điểm chung đó là gọi bố nuôi của mình là “bố”, khuôn mặt ai cũng căng như dây đàn và đầy sự hằn học hận thù. Không khó để đoán ra mục đích của cuộc triệu tập bất thường ngày hôm nay…
- Đông đủ cả rồi chứ?- Giọng bố trầm trầm khác hẳn cái giọng uy dũng như sấm động mọi khi.
- Gần như tất cả anh em đã đông đủ thưa bố.- “anh cả” của “đại gia đình” lên tiếng.
- Hôm nay bố gọi các con đến đây vì chuyện gì chắc các con cũng đã biết hết rồi. Thời gian qua có rất nhiều chuyện xảy ra trên địa bàn nhà mình. Thôi chuyện rùm beng nhà thằng Bình, thằng Dũng tạm qua bố không muốn nhắc tới. Nhưng hai vụ việc đau lòng xảy ra trong thời gian gần đây làm bố mất ăn mất ngủ… Thằng Bình, tạm tai qua nạn khỏi, bố xin chia sẻ với gia đình nhà nó. Còn chuyện thằng Nam người làm cho thằng Thạch, bố nghĩ không ít thì nhiều, bố con mình nên có chút trách nhiệm với gia đình nhà nó, bố mẹ nó già rồi lại có mỗi đứa con độc đinh. Vừa rồi bố có gửi cho thằng Thạch năm mươi triệu…- Giọng bố cứ nhỏ dần, nhỏ dần.
- Con xin lỗi bố, xin lỗi anh em. Cho con phát biểu.- Tất cả quay lại nhìn phía có cánh tay giơ lên, không khó để nhận ra đây chính là ông anh đã đọc lệnh biểu quyết đóng cửa bar lần trước. Đợi cho mọi người chú ý hết vào mình, ông ấy mới hắng giọng nói tiếp.- Có thể anh em ở đây nhiều người không biết tôi và cũng xin thứ lỗi nhiều người ở đây tôi cũng không biết.- Bắt đầu có tiếng xì xầm.- Nhưng tất cả chúng ta ở đây là anh em một nhà, không dám nói là có phúc cùng hưởng nhưng nhất định có họa là phải chia. Con hỏi bố, mục đích của cuộc họp hôm nay ở đây là gì? Quyên góp ủng hộ hay là thế nào? Tiền có mua được người không? Nếu mua được con xin góp hẳn 5 tỉ.
Tất cả lại ồn ào, có tiếng người xì xào này kia, mình biết ở đây có nhiều người quan hệ bố con chỉ là để làm ăn, không thực sự có tình như một số anh em thân cận. Cái vị trí của bố trong đại gia đình, có tiếng nói, có uy quyền như bang chủ ngày xưa vậy. Dĩ nhiên là việc ấy khiến nhiều kẻ thèm khát luôn tìm cớ chọc ngoáy vào đó.
- Con cứ bình tĩnh, đây không phải đất giang hồ, chúng ta chỉ là người làm ăn. Cần phải có cái đầu, việc thằng Bình, thằng Nam khắc sẽ có cơ quan chức năng lo. Mình đừng dại dột nhúng tay vào mà rước họa, tất cả những gì bố mong muốn các con làm ngày hôm nay là chia sẻ….
- Thôi thôi đi bố, con xin bố.- Ông kia tiếp tục ngắt lời.- Công an nó chẳng biết mười mươi ra đấy rồi, nhưng họ có thèm làm không, mở miệng ra là bằng chứng, chứng cứ…. Đau đầu, đợi người dưng nước lã họ giải quyết cho sợ lúc đấy mạng con, mạng bố đã không còn rồi.- Ông kia trợn trừng mắt chỉ trỏ tay loạn xạ cả lên.- Nợ máu phải trả bằng máu. Mọi người có thể biết, tôi không hề quan hệ đặc biệt gì với nhà Bình, cũng không quá thân thiết với nhà thằng Nam, hay ông Thạch. Tất cả những gì tôi nói hôm nay là vì anh em. Vì cái nhà này, vì việc làm ăn của cả gia đình, vì bộ mặt của tôi, để ra đường khi tôi nói tôi là con bố Hải không có thằng nào cười và khạc một bãi nước bọt vào mặt tôi cả.
- Đúng đấy bố, giờ cóc nhái nhảy lên làm người hết rồi. Chúng con theo bố đã hơn chục năm, từ hồi còn làm xe ôm chợ giời, việc gì cũng đã từng. Nhưng chưa bao giờ thấy người nhà mình bị khinh như bây giờ. Thậm chí lũ ong ve còn dám vác dao đến tận nhà truy sát thế này, sau này con có còn dám làm ăn ở đất Hà Nội này nữa được hay không? Giờ nó mới đánh người, rồi sau này nó gây sự, đập phá bát cơm của ai ở đây sợ cũng chẳng lành.- Một ông khá cứng tuổi ở sau cũng giơ tay ý kiến.
Mọi người lúc này đã nghiêng ngả lắm rồi, ai cũng có ý kiến của riêng mình, kẻ muốn dĩ hòa vi quý, kẻ muốn rửa nhục tức thời. Không ai chịu ai hết.
- Tôi biết chuyện lần này là việc khó cho anh em, ở đây có người đã dấn thân lâu rồi, ăn no mặc đủ, tay đã không còn cầm nổi cái dao chắc quen đếm tiền, có người cũng mới vào nghề, con nóng máu và nhanh chướng mắt. Bất đồng quan điểm là việc dĩ nhiên. Ngày hôm nay, nếu ở đây bố không có tiếng nói, không dàn xếp được cho anh em ổn thỏa, không có cái uy của bậc cha mẹ thì con, chính con xin đứng ra lập lại kỉ cương ở đây.- Ông ấy tự đấm thùm thụp vào ngực.- Đúng giờ này ngày mai, con sẽ sang bên Mỹ Đình nói chuyện với đội bên ấy, phải quấy thế nào con không cần biết, nhưng nhà con có bao mạng con xin dẫn đi đủ. Anh em nào thấy còn là người trong gia đình này, thì ngày mai theo tôi. Còn sau ngày mai, anh em nào tôi không thấy mặt, xin đừng bao giờ có chuyện mà định vác mặt đến chỗ thằng này nữa. Chúng ta không còn là người một nhà.
- Anh Hoàng cậy có chút tuổi, chút quyền mà định qua mặt bố ở đây à? Anh có còn coi bố ra gì nữa không? Có nghĩ cho bố không?
Một thằng vênh mặt lên định nắn gân ông anh hùng hổ này, nhưng lời nói chưa bay hết ra khỏi miệng đã ăn ngay một cú sút như trời giáng vào miệng, máu me, răng lợi đỏ chót. Tất cả mọi người đang sững sờ chưa kịp phản ứng gì thêm, ông ấy đã giật lấy cái điện thoại trên tay bố giơ lên cho mọi người xem:
- Chúng mày xem đi? Xem xem ở đây thằng nào mới là không nghĩ cho bố? Hay chúng mày chỉ bo bo nghĩ cho chúng mày thôi xem đi.- Ông ấy rít lên.
Mọi người nheo mắt nhìn vào màn hình điện thoại, ông anh già giơ chiếc máy lần lượt qua mặt từng người và đến lượt mình, dừng lại đủ lâu để mình đọc được những dòng tin nhắn từ một số máy lạ:
“ Bố già, thời của bố và lũ chó con hết rồi, bọn con ngày mai muốn thu xếp gặp bố để xin lại người và bàn lại việc phân chia địa bàn và cổ phần một số nhà hàng trên địa bàn Hà Nội, mong bố nhìn thấy tấm gương sáng của mấy thằng con mà chiếu cố qua gặp bọn con, địa điểm tùy bố quyết định, không lại bảo bọn con bắt nạt lão già.”
- Thế này thì quá lắm rồi.- Một ông đập bàn đến rầm một cái tưởng chừng như vỡ nát cả mặt kính ra.- Từ lâu nhà mình đã nhường nhịn bọn Yên Sở và Mỹ Đình nhiều quá nên chúng nó tưởng mình là con chúng nó mất rồi. Mẹ kiếp, chó liếm mặt mất rồi. Ngày mai con sẽ đi với anh Hoàng.
- Em xin lỗi vì đã trách nhầm anh Hoàng. Em cũng muốn đi.- Một cánh tay khác lẳng lặng giơ lên.
- Con nữa....
- Con cũng muốn làm rõ việc này….
…
Cục diện thay đổi hẳn, gần như mọi người thay đổi thái độ sau khi đọc những dòng tin khiêu khích kia. Hà Nội chật chội nên không khó nhận ra người quen, tên tuổi, gương mặt của thằng dám cả gan chọc vào ổ kiến lửa không ai khác ngoài sếp của ông Tam.- Cái ông chuyên lo giấy tờ và xe cho nhà mình mà mình đã có dịp nhắc đến trước đây. Hội của nó phụ trách hoàn toàn đội quân móc túi, trộm cắp, đòi nợ, tín dụng đen, bóng bánh, lô đề, cờ bạc… đại khái tất cả những thứ gì kiếm ra được tiền từ mạn chợ xe chùa Hà đổ dọc về dưới Nhổn, đã từ lâu nổi tiếng mạnh tay và không nhường nhịn san sẻ lãnh thổ cho bất cứ ai. Đợi mãi không khí có vẻ không chịu lắng xuống, bố mới khó nhọc cất tiếng nói át hết tất cả:
- Thôi được rồi, giờ không phải là chuyện của riêng bố hay nhà hai đứa kia nữa.Mà là việc chung, là bát cơm và bộ mặt của tất cả các con. Bố sẽ thuận theo ý thằng Hoàng. Bố sẽ dần các con đi gặp mặt nhưng tất cả cần phải bàn bạc cụ thể, tránh bứt dây động rừng, không phải hùng hổ kéo đàn, kéo đống đi là được. Giờ theo ý bố như thế này, các con nghĩ sao….?
…
Sau 12h đêm, thì cuộc họp kết thúc trong sự căng thẳng và bất đồng quan điểm cực lớn giữa các bên. Nhưng đã đi đến được một thống nhất chung. Ngày mai, sau khi đã thống nhất được chỗ hẹn với bên kia ở một nơi trung lập, tốt nhất là ở ngoại ô Hà Nội để tránh bị dòm ngó. Sẽ có người báo tin cho tất cả anh em, ai đi được thì sẽ dẫn theo toàn bộ đệ tử của mình đi, phòng khi có biến không thể nói chuyện bằng nước bọt xuông được. Ai không đi được sẽ không truy cứu, đó là quyền cá nhân. Mình về và thuật lại toàn bộ nội dung cuộc họp cho chị nghe, anh lúc đó vẫn còn nằm trong phòng hồi sức không biết gì hết. Chị chẳng nói gì nhiều chỉ nắm chặt lấy tay mình, mắt lại rưng rưng:
- Mai em đừng đi.
- Em cũng muốn thế, nhưng chỉ sợ không dám nhìn mặt anh em được…
- Chị sợ lắm, nhỡ may xảy ra chuyện gì. Anh Bình qua khỏi rồi, phúc đức cho nhà mình em không sao, không chị không biết phải sống thế nào, phải nhìn mặt mẹ thế nào.- Nước mắt bà ấy chảy lưng tròng.
- Phải chi có mẹ ở nhà…
- Chị cũng không biết liên lạc với mẹ bằng cách nào hết. Những lúc thế này mới biết không có mẹ, nhà như rắn mất đầu.
- Vâng. Mà chị cũng đừng quá lo, chỉ là đi nói chuyện thôi mà. Có gì em sẽ chạy trước tiên. Nhà mình dồn hết người vào lần này, không sợ lắm.
Mặc dù tự trấn an như vậy nhưng mình vẫn thở dài não hết cả ruột ra, cứ tưởng sau cơn mưa trời lại sáng lên thêm mệt chút, ai ngờ lại càng gần với dông bão hơn.
Sáng sớm hôm sau nhận được tin cấp báo từ ông Hoàng, bố bị bắn ở dưới Trần Khánh Dư khi vừa bước từ một quán bar khác của nhà ra. Tất cả tá hỏa hết cả lên, mới sáng sớm cửa viện Việt Xô đã bị bủa vây bởi không biết bao nhiêu là người của nhà mình. Trước cửa phòng hồi sức cấp cứu đặc kín dân anh chị đứng bủa vây canh chừng, mình tới muộn không chen chân được vào buộc phải đứng từ xa cách bố một vòng tròn bủa vây toàn người là người và chấp nhận nghe nói chuyện thay vì nhìn thấy bố:
- Đã ai báo công an chưa?- Tiếng bố điềm tĩnh hỏi.
- Bọn con chưa vẫn đợi ý kiến của bố.- Nếu không nhầm là giọng ông Hoàng.
- Đừng làm gì hết, chúng nó rất tỉnh đấy, biết chọn chỗ, nếu động tới công an lúc này khác gì tự đóng cửa bar lại. Việc này chỉ riêng nhà mình biết và hiểu thế là được rồi.
- Bọn con xin vâng lời bố.
- Việc tối nay vẫn cứ y án, bọn Mỹ Đình vẫn tới chỗ hẹn đúng như đã định. Chưa biết vụ này có liên quan gì tới chúng nó không, sợ là có đứa mượn dao giết người đổ thêm dầu vào lửa.
- Bọn con hiểu ạ.
- Tay chân bố thế này, sợ là tối nay không đi cùng các con được. Đạn vào phần mềm thôi không ảnh hưởng tới xương nhưng….- Ngừng một lúc ông lắc đầu.- Thôi thì con là lớn, bố trông cậy hết vào con, Hoàng ạ.
- Bố cứ yên tâm tĩnh dưỡng, con tùy cơ ứng biến nhất định không để anh em xảy ra chuyện gì.
- Cũng đừng có gây chú ý quá để công an họ nhòm tới, chứ sợ nhiều thằng ong ve, hùng hùng hổ hổ xách dao đi nói chuyện chưa đâu vào đâu đã bị bắt vì không đội mũ với vượt đèn đỏ rồi thì chẳng ra làm sao. Bố không muốn vì những lí do vớ vẩn như thế mà ảnh hưởng tới công việc, nhắc chúng nó chú ý.
- Vâng ạ.
Đúng 7h tối, mình và bốn thằng nhân viên vẫn làm việc cho nhà nhảy lên xe taxi 7 chỗ phi thẳng về hướng cầu Thăng Long hướng đi về Đông Anh. Tay mỗi thằng đều xách một bọc to to dài dài, riêng của mình là một chiếc túi đựng vợt tennis nặng chịch, chốc chốc mình lại nắn nắn miệng túi nơi có một họng sắt đen ngòm và lạnh ngắt đang nhô lên, có thứ “bùa hộ mệnh” này cảm giác yên tâm và bình an hơn hẳn. Xe qua được cầu Thăng Long bình an vô sự, tới đây mình mới có thể thở phào nhẹ nhõm, ít nhất đã qua được tất cả các chốt giao thông, xe vẫn lầm lì tiến về phía khu công nghiệp gần đấy. Tới gần một bãi đất trống mình ra hiệu cho taxi dừng lại, tất cả xuống xe đi bộ về phía đám người đứng đằng xa, phần lớn đều đi ô tô riêng đỗ ở lề đường, có khoảng chục con tất cả. Qua những bóng đen lờ mờ trong xe, mình đoán có lẽ những người đứng ở đây chỉ là đại diện mà thôi. Ông Hoàng gật đầu ra ý chào mình. Mình lễ phép chào tất cả mọi người vì dù gì, ở đây mình là ít tuổi nhất. Dưới chân ông ấy là thằng đã cả gan xông vào nhà mình buổi sáng hôm trước bị trói chặt như lợn và nằm co quắp dưới đất như một con súc vật. Khinh bỉ mình nhổ một bãi nước bọt vào mặt nó, nếu không phải vì hôm nay có quá đông người ở đây, mình nhất định phải sút cho nó thêm vài phát nữa.
Độ 15 phút sau, tiếng xe máy huyên náo, rền rĩ cả môt quãng đường đang ào ào lao đến. Quả nhiên là thanh niên thôn, cách xuất hiện cũng ồn ào không khác gì đám cưới làng. Đèn pha dọi sáng cả vào đám bên mình chói lòa cả mắt. Một con Mink xình xịch tiến lại gần dựng chân chống đến xịch một cái, bọn nó còn chả thèm lịch sự dựng xa ra lấy chỗ nói chuyện. Thằng sếp của ông Tam nhà mình khệnh khạng bước xuống xe (có lẽ do mình cảm thấy thế), mình cũng liếc mắt để ý xem ông Tam ở chỗ nào, quả nhiên thấy ông ấy đang toe toét vẫy tay trên con Dream chiến mà nó hay cưỡi, mẹ kiếp, có gì hay ho mà vẫy với cả chào, sắp chém nhau tới nơi. Lão sếp cười hề hề và hỏi rất bố đời:
- Hàng đâu?
- Đây, chúng mày nhận lấy hàng nhà chúng mày đi.
Ông Hoàng đá thằng oắt đang nằm bất động dưới đất, hất hất chân về phía thắng sếp kia. Lão sếp cúi xuống thấp lấy tay nắm tóc xách đầu thằng oắt lên nhăn mặt nhìn tỏ vẻ khó hiểu rồi hỏi:
- Cái gì thế này? Các chú trêu anh sao?
- Trêu trêu cái con mẹ mày ý
Ông Hoàng rít lên rồi rút nhanh một con phớ dài tầm 40 phân giấu sau lưng áo ra nhằm vào thằng sếp đối diện chém tới tấp, chỉ kịp nhìn thấy mặt lão thất thần rồi nằm gục trên vũng máu miệng không ngừng ngớp ngớp. Đám đàn em thấy vậy lập tức nhanh chóng, thằng bật cốp xe, thằng sờ lưng quần… nhanh chóng tìm vũ khí phòng vệ, tiếng chúng nó chửi bới loạn xạ, báo động ầm ĩ:
- Bảo vệ anh hai…
- Giữ lấy tiền, gặp cướp rồi…
- Đâm chết chúng nó đi. Giết hết chúng nó, anh hai gục rồi, nhanh đưa anh hai lên xe.
Lập tức tất cả trở lên hỗn loạn trên xe ô tô của đám nhà mình, tất cả các cánh cửa đồng loạt bật mở, đám đệ của từng đại ca nhanh như chớp ầm ầm lao ra, tuýt nước, batol, dao… sáng choang, vung chém loạn xạ trong không khí. Bãi đất hoang lập tức trở thành bãi chiến trường, chẳng biết đâu là mình đâu là ta, tất cả đang hỗn chiến một cách điên loạn và khát máu. Tiếng gậy vụt vù vù trong không khí, tiếng thét, tiếng gào man rợ, tiếng dùi cui đập thùm thụp, tiếng xương gãy, thậm chí một vài giọt máu không biết từ đâu bắn tung tóe lên cả mặt mình. Một tiếng súng bắn chỉ thiên từ phía bên đội Mỹ Đình. Tiếng nổ nhỏ nhoi yếu ớt ấy có lẽ chưa đủ sức thị uy vì ngay sau đó một ông ở bên nhà mình cầm thanh Kantana lao vào chém chỉ thiếu một phân nữa là đứt lìa bàn tay của thẳng vừa bắn súng, bàn tay lủng lẳng chỉ chực rơi xuống đất khiến chủ nhân nó phải rú lên như một con thú hoang rồi gục ngã gần như ngay lập tức.
Mình quá bàng hoàng với những gì đang xảy ra, quá nhanh, quá kinh khủng. Mình vội vàng sờ sờ cái túi mang theo lôi ra một khẩu AK báng gấp, giương lê lên rồi lạch cạch lên đạn và giơ lên trời bắn chỉ thiên… Tạch… không có gì xảy ra hết… Mình hoảng hốt vội vàng tháo băng đạn ra… đạn có…rồi lại xem lại chốt… đã mở chốt… rồi lại vội vàng lên đạn lại lần nữa… một viên đạn còn nguyên cả đầu văng ra… rồi… tạch… vẫn không có chuyện gì xảy ra cả, đơn giản chỉ là một tiếng tạch khô khốc, êm và nhẹ… Cảm giác như kim hỏa không hoạt động hoặc đã bị ai đó lén tháo ra. Bỗng một bàn tay ai nắm chặt lấy vai mình:
- Kiên.
Quá hoảng hốt, bản năng của mình trỗi dậy, mình quay ngoắt người lại, sọc thẳng lưỡi lê trên đầu súng vào người nó, thấu bụng. Khi nhận ra cái đứa vừa bấu vai mình là ai, thì mình kinh hoàng tột độ.- Ông Tam, một tay ông ấy nắm chặt lưỡi lê, một tay vẫn giữ vai mình miệng lắp bắp không thành tiếng, dưới bụng máu lại úa ra còn nhiều hơn cả anh mình lúc bị đâm:
- Anh Tam…- Mình thét lên buông vội khẩu AK ra, máu ồng ộc chảy….
- Sao thế này? Chúng mày đi ăn cướp à?
- Cướp cái gì em không hiểu, để em đưa anh đi viện, nhanh lên. Lê nhà em rỉ rồi, uốn ván mất.- Mình nói như mếu máo, ai mà ngờ được mình lại đâm chính người nhà mình như thế này.
- Cướp hàng, hôm nay bọn tao mang tiền đến để nhận hàng. Lão Hải đâu? Thằng già ấy đâu? Hàng đâu?
- Hàng gì? Em không hiểu?- Mình càng ngỡ ngàng thêm.
- Hàng… trắng…- Ông ấy cố rặn được thêm ra câu ấy rồi lịm đi.
Chưa kịp nói gì thêm bất ngờ một chiếc xe nhằm chỗ mình lao thẳng đến, mình chỉ kịp đứng bật thật nhanh dậy, vừa nhìn về phía đó và chói lòa mắt bởi ánh đèn pha, không kịp tránh không kịp kêu, con ô tô đâm thẳng vào người mình. Hình như lúc ấy mình có lấy hết sức bật lên mui xe một cái. Đầu đập vào kính và bị hất tung lên trên nóc ca bin sau đó rơi xuống đường, chân tay văng quật lung tung ê buốt, choáng váng rồi gần như cả cơ thể mất hết cảm giác dù lúc đó mình vẫn lờ mờ nhận thấy mọi sự sung quanh… Đây là cận kề cái chết? Mình sắp chết có phải không? Bên tai lúc đó văng vẳng tiếng còi cảnh sát và tiếng loa phóng thanh “Tất cả đã bị bao vây, yêu cầu hạ vũ khí đầu hàng”… Rồi mình rơi vào trạng thái vô thức không còn biết gì nữa….
Truyện Teen Khi Hot Girl là bang chủ Hoàng Duy Bảo: Thành viên của Starnight (do anh này cũng khá quan trọng trong truyện nên giới thiệu chút chút) Đọc Truyện » |