XtGem Forum catalog

Đèn led 


15giay.mobi

Đọc Truyện Online

Tuyển Chọn Tiểu Thuyết, Tình Cảm Hay Nhất

SMS chúc mừng năm mới 2014, Lời chúc năm mới 2014, Tin Nhắn Chúc Mừng Năm Mới 2014, SMS Chúc Tết 2014

Ads

Thần Nông
Thần Nông
Gme Java với đồ họa 2D với cách chơi kết hợp giữa nông trại Online và mạng xã hội(MXH).
Tải game miễn phí »
SMS Kute Chúc Tết 2014 + Lời Chúc Năm mới
2014 một năm mới sắp đến hãy giành cho những người thân yêu nhất bên cạnh mình những lời chúc đầy ý nghĩa.

25. HẠNH PHÚC ƠI

Ngày xưa, thượng đế tạo ra Adam không phải để dạy anh ta biết hi sinh một phần xương sườn của mình cho người đàn bà mà anh ta yêu. Sự thật thượng đế tạo ra Adam để có thêm người ngồi vòng tròn chơi cho đủ bộ mà thôi. Lúc ấy ngoài thượng đế ra còn có rắn trông coi trái cấm, có quỷ sa tăng nên thiếu mất một chân. Cuộc vui mất hay. Rồi thượng đế tạo ra Adam cũng là để ngồi bốc phét chuyện nước Mỹ ai ra tranh cử, để sưu tập những sự vô tâm, để ra oai với muôn vàn cây cối, để làm vỡ những cái bong bóng màu hồng vốn đã dễ vỡ, và để người đàn bà mà anh ta yêu biết khóc nữa.

Chàng sinh ra hình như cũng không ngoại lệ. Chính xác là đằng khác. Không biết từ bao giờ chàng chỉ biết mình là số một mà không nghĩ đến điều gì xa hơn. Tết năm nay, những khó khăn về chuyện tiền bạc dường như đã biết lùi vào trong góc bếp. Chi tiêu thoải mái và những thứ sắm được cũng làm hai vợ chồng nhìn cái tết thoải mái hơn. Nhưng …

Sao cuộc sống lúc nào cũng có chữ “nhưng” thế nhỉ?

Nhưng cái hạnh phúc mỏng manh ánh lên hi vọng ngày hai đứa hai bàn tay trắng lấy nhau hình như đang mở cuộc trốn tìm.

Tiền về rồi thì hạnh phúc lại ra đi chăng?

Tìm không ra?

À mà không, có hai con người đang mãi ở lại giữ lấy cái tôi của mình mà không buồn đi tìm thì có.

28 tết…

- Cô coi tôi là cái gì? Là bù nhìn à? Rủ tôi đi mua nhưng có nghe lời tôi đâu?

- Nhưng em thích cái lò ấy. Anh buồn cười nhỉ, nó đắt một tí có sao đâu, quan trọng là nó có nhiều chức năng.

- Cô thì biết gì mà nói. Hàng đó nó mãi không bán được, may mà cô mua. Cô bị cái thằng bán hàng nó lừa rồi.

- Quên đi, anh bảo thủ lắm. Bực cả mình.

- Sao lại ngu thế không biết?

- Có anh tiếc tiền thì có. Thế anh biết được là người ta không bán được à? Nó là hàng Sanyo hẳn hoi, có phải hàng Tàu đâu.

- Đúng là đồ ngu.

- Ừ, đúng đấy. Anh không nói tôi cũng biết. Công nhận, tôi ngu thật. Tôi ngu nên mới lấy anh.



Sau một hồi vùng vằng chàng bỏ đi, để mình đứng lại với xung quanh toàn là lò vi sóng. Thế đấy, cả một năm cố gắng, thấy mẹ già yếu, muốn mua mừng tuổi bố mẹ đẻ cái lò để giải phóng đôi bàn tay. Nhìn thấy cái lò vi sóng loại mới có thêm chức năng nổ bỏng ngô, bánh pizza và hầm rau hầm thịt làm mình cứ dính chặt vào đó. Còn chàng thì không. Chàng muốn mua cái lò giống như ở nhà đang dùng. Và dù mình có nói gì đi nữa, chàng cũng cho rằng mình không biết gì, mình ngu. Sao mà tự ái thế không biết. Hay là tặng bố mẹ vợ nên chàng trở nên như vậy? Tự dưng mình ước: giá như chàng nói những câu đó từ dạo yêu nhau thì tốt biết mấy. Lúc ấy mình sẽ sớm tỉnh ngộ mà lấy anh khác cho xong. Giờ lấy nhau về rồi mới nhận ra thì đã muộn. Ngửng đầu nhìn ra đằng trước, trong lý lịch ít nhất cũng ghi có một đời chồng. Quay đầu nhìn lại, bao phen ngậm bồ hòn làm ngọt với gia đình chàng, giờ còn thêm chàng nữa là sao? Ức ơi là ức.

Kệ, tiền ở trong túi mình mà, đi thôi, ra quầy thu ngân thôi. Hôm nay mình quyết rinh cho được cái lò về mừng tuổi mẹ. Từ ngày đi lấy chồng, năm nào cũng mừng tuổi mẹ tiền. Năm nay khôn rồi, mừng tiền mẹ lại cất đi dành dụm, mừng cái lò là hết cất đi mà dành dụm! Chỉ còn nước tiêu tiền điện nữa thôi.

Châm ngôn mới khai quật: “không cần phải đủ hai người đàn bà và con vịt, chỉ cần một người đàn ông, một người đàn bà và một cái lò vi sóng là thành một cái chợ rồi”.



- Cái gì thế này con ơi?

Ánh mắt mẹ vừa tự hào, vừa cảm động, vừa vui xen hòa lẫn lộn khiến mình cũng nhận ra. Tự dưng trong đáy lòng cái tôi của mình cũng ưỡn ngực hãnh diện. Con cũng đang tự hào về mình đây này, mẹ ơi!



Niềm vui chưa tày gang, 6h tối, khi chuẩn bị đóng cửa hàng để về với Đậu Đỏ lười ăn nhất thế giới thì bạn bè chàng đến mua quần áo. Từ lúc dỗi mình, chàng không về cửa hàng cùng chung sức những ngày giáp tết nữa, chàng đi đâu ấy. Đấy, đàn ông cũng có lúc khác gì đàn bà đâu, rõ lèm nhèm. Vì chàng, hôm nay mình phải về muộn mất nửa tiếng.

- Mày về mà trông con mày đi. Sao lại cứ ném con mày cho bọn tao như ăn vạ thế này. Trời ơi, ai khổ như tao không, hai mươi tám tết mà nó không cho nghỉ thế này? Sao mày lại khốn nạn thế chứ…

Cánh cổng vừa mở, tiếng chửi của mẹ chàng ào ra cổng như một cơn gió lốc, át cả tiếng xe máy nổ làm mình dạt sang một bên. Thôi tắt máy cho mẹ chửi được sống động và sắc nét vậy. Mình lầm lũi dắt xe vào trong sân như con chó ăn vụng bột bị phát hiện. Trong lòng cái não nề hồi trưa ở ngoài siêu thị lại về.

Giá như mình bỏ con cho mẹ để đi chơi thì về bị mắng mới bõ. Đằng này con trai mẹ bỏ đi chơi, còn mình ở lại làm đến phút cuối, trót nhỡ về muộn nửa tiếng lại là đứa tội đồ to nhất. Vừa hai hôm trước mình ở nhà trông con cho mẹ nghỉ ngơi, hôm nay mẹ đã quên mất rồi. Mình định mở miệng báo tội con trai mẹ. Nhưng chợt nhận ra mẹ sẽ gọi đó là cãi. Phận làm con dâu nghèo, kiểu gì chả thiệt. Im đi cho vui nhà vui cửa. Cái tôi của mẹ cũng vui. Bao giờ minh giàu hơn thì mẹ sẽ quý hơn ấy mà. Ấy vậy mà trong lòng vẫn thét lên thổn thức: oan thật là oan!

Đậu Đỏ hét lên mừng rỡ trong nhà, giơ hai bàn tay xinh xinh đòi mẹ bế làm mình quên đi mệt nhọc và cái cục gì nghẹn ứ trong cổ từ lúc mở cánh cổng nhà chàng. Bế Đậu Đỏ lên gác, bỏ chạy khỏi tiếng chửi đang giục giã như trống trận đằng sau, đóng cánh cửa phòng lại, mình rút điện thoại và bấm.

- Anh à, về ngay đi. Mẹ mắng em ghê quá.

- Lại về muộn chứ gì? Đã bảo về sớm mà không chịu nghe. Còn làm cái gì ở đấy nữa không biết. Trông con đi chứ còn gì nữa…

Cái tự ái của chàng chưa nguôi ngoai thì phải. Hình như trong điện thoại chàng vẫn nói, bài diễn văn không cần giấy tờ, không cần trái tim biết đập dẫn lối. Nhưng mình biết nếu nghe nữa thì phải trả tiền điện thoại cho Viettel, vừa phải khóc vì ức. Tóm lại: tắt máy. Đỡ một ít tiền điện để sạc. Đỡ một ít tiền cước viễn thông. Đỡ rất nhiều tức trong lòng.

Ngồi thụp xuống giường, lòng nặng trĩu. Chẳng biết lấy gì để vực tinh thần lên đây. Ôm con vào lòng, nó nhìn mẹ, mắt tròn to, rồi dụi dụi vào ngực mẹ như một đồng minh cùng chiến tuyến. Con yêu, chỉ thế thôi cũng đủ vỗ về mẹ lắm rồi.

Biết bao lời nói khiến mình như người bị đẩy xuống vũng nước lạnh. Nhưng Đậu Đỏ chẳng cần lời nói nào, chỉ ánh mắt ấy thôi, bốn cái răng sữa nhe ra ấy thôi cũng khiến mình không thể không đứng lên. Con nhìn mình bằng ánh mắt như để nói mình là tất cả thế giới của nó. Nó cần mình che chở và cần vòng tay vững chãi của mẹ biết bao nhiêu. Các cụ nói đúng: có nuôi con mới biết lòng cha mẹ. Tự dưng mình nhớ mẹ ở nhà quá. Nhớ kỷ niệm đến năm học xong đại học vẫn sờ tí mẹ mà chưa bao giờ bị mẹ trêu hay chê bai. Giờ ở nơi đây, gần hai năm, vẫn xa lạ. Không tự đứng lên mà che chở cho con mình thì ai lôi lên? Mình cười.

Vừa cười vừa khóc.

Hạnh phúc ơi, ta đang hốt hoảng đi tìm ngươi đây!

26 PHÁT SÚNG ĐẦU TIÊN

Từ ngày sinh con, mọi thứ như được tô thêm màu sắc. Có những điều mà chỉ những người làm mẹ mới nhận ra được. Những điều khác lắm xảy ra từ bên trong trái tim này.

Với mình, đúng thật, con là tất cả. Chàng cũng chỉ xếp hàng sau mà thôi. Nhìn ngắm nó ngủ, cả thế giới như ngủ quên, yên bình đến khôn tả. Mẹ cũng yêu cháu nội của mẹ lắm. Đứa cháu đầu tiên.

Đứa cháu hứa hẹn một ngày nào đó nó lớn lên, mẹ có thể cắp đi họp hai số cuối cùng các bà trong làng. Đủ bộ, không kém bà nào.

Cũng có lẽ do yêu cháu quá nên mọi thứ mẹ đều muốn quyết định hết. Từ quần áo cháu mặc đến nếp sống, đồ ăn của cháu. Đậu Đỏ giờ đã được 14 tháng, biết nịnh bà và nghịch tung trời rồi. Nó khiến bà bận bịu hơn và mệt mỏi hơn mỗi lần cho ăn bởi cái tính lười ăn từ nhỏ. Cũng có lẽ vì vậy mà những cơn thịnh nộ mỗi lần đi làm về mẹ đổ lên đầu mình nhiều hơn.

Hôm ấy mình lại về muộn. Hai vợ chồng lo đón hàng vụ hè nên về muộn mất một tiếng. Mình đã bắt chàng gọi điện từ sớm báo mẹ về muộn để đỡ bị mắng, nhưng vô nghĩa. Mình về trước, chàng về sau. Và tất nhiên chàng không biết mẹ lại chửi mình về muộn như thế nào. Mình cảm thấy như máu trong lòng cứ sôi lên giục giã. Nửa xấu xa đang mắng té tát vào nửa nhẫn nhịn trong mình:

- Này, tỉnh táo lại đi. Mình còn phải sống nữa chứ. Cả đời làm cái bóng mãi à? Có ai đi bán hàng trong giờ hành chính không hả? Càng im, mẹ càng tưởng mẹ đúng đấy. Này, không trông con thì thôi, mình tự trông được mà. Việc gì phải im thế. Cứ nhịn thế này chưa biết chừng lại bị mẹ quý đấy. Mà mẹ đã quý thì mẹ rào chặt. Sau này còn khuya mới tách ra ở riêng được đâu. Này, ngu thế.

Hãy đứng lên đi, đứng lên mà bắn phát súng phản kháng đi chứ …

Cái nửa xấu xa trong mình càng lúc càng mắng mình nhiều hơn. Nó gào thét như muốn đun một nồi nước sôi trong cuống họng. Nó ẩn nửa nhẫn nhịn xuống cuối ruột rồi che phủ bằng vô vàn những ký ức không vui mà mẹ đã dày công làm nên đối với mình. Nó cắt đứt tất cả mối ràng buộc của quá khứ đến hiện tại. Nó chống cái que khô lên mắt mình để mình nhìn thực tại rõ hơn:

- Này, nhìn đi. Tương lai sẽ thế nào? Con là của mình cơ mà. con ăn gì, uống gì bấy lâu nay mình có được quyết định đâu. Mặc áo ấm cho con, đi làm khỏi là bà cởi phăng đi rồi cho mặc theo ý bà. Bà bảo áo mẹ nó mua xấu. Biết bao nhiêu lần về nhà bất chợt thấy con chỉ có ngồi chơi lủi thủi một mình, có thấy ai phải trông đâu. Mình là mẹ cơ mà, không lẽ không mang lại cho con một tuổi thơ ngọt ngào à? Cứ thế này mãi, sau này con cũng sẽ hay dỗi như ông nội và hay làm đau lòng người khác như bà nội thì sao?



- Ngày mai mày mang nó đi đi. Tao đéo vào trông con mày. Chúng mày như của nợ ấy. Cứ nhằm vào tao mà ăn vạ. Thật tao chưa thấy người mẹ nào lại đổ đốn như mày.

Ôi! tươm! Tự dưng trong bài chửi của mẹ có đoạn mở lối tiên phong cho nửa xấu xa của mình đang vẽ hướng. Tiếng thúc giục của nó vừa xong thì tiếng chửi của mẹ đã kéo mình về thực tại rồi. Còn gì bằng nữa, đã đến lúc phát súng phản kháng đầu tiên cất nòng rồi. Hiền ơi, hãy sống lại đi!

- Vâng, mẹ. Mai con sẽ mang cháu đi. Mẹ đừng lo!

Nói rồi mình ôm con lên gác. Mình không tin được là cuối cùng mình cũng làm được bằng cái giọng tỉnh bơ. Mình không run rẩy. Lên gác và không xuống nữa. Bữa tối mình bỏ cơm. Đằng nào cũng thế, có xuống ăn cơm cũng người nọ gầm ghè người kia, có nuốt được đâu. Mình không muốn xuống nhìn bố mẹ với những giận dỗi mà chỉ khi mình biếu tiền mới tươi lên được. Còn phải chạy ăn từng bữa, làm sao cứ lấy tiền để củng cố tinh thần cho bố mẹ được đây? Chàng có mắng thế nào đi nữa, mình với Đậu Đỏ cũng đắp chăn đi ngủ sớm. Miếng cơm nuốt không trôi thì ăn làm gì?



Hôm sau, mình bế con đi làm từ sáng. Trước khi đi, vẫn dạy con vẫy tay chào ông bà thật ngoan, xin phép bố mẹ rồi đi làm. Lỉnh kỉnh đầy đổ của mẹ, của con. Tự dưng thấy đằng trước biết bao nhiêu ánh sáng. Ánh sáng của biết bao dự định mới. Mình tự trách mình sao giờ mới biết phản kháng. Phản kháng trong giới hạn cho phép của một đứa con dâu cũng có ai trách tội gì đâu. Mình thật lạc hậu quá đi. Ôi, ánh sáng ở phía trước kia kìa.

Đậu Đỏ được đi làm theo mẹ sướng lắm, sáng nào cũng tự lấy giày, lấy tất, lấy áo khoác đưa cho mẹ để mẹ mặc hộ. Con bé 14 tháng mà ra dáng lắm. Nó làm như nó đi làm ấy. Ừ biết đâu sau này mình già, nó đi làm lại đưa đón mình trong trại dưỡng lão như bây giờ mình đưa đón nó thì sao? Bà ngoại đang giúp mình công việc buôn bán, thấy có cháu về bên, trước chỉ biết thòm thèm đến thăm cháu, cũng hạnh phúc tràn đầy ánh mắt. Cửa hàng hay căn nhà của bố mẹ bấy lâu nay vắng người giờ tràn đầy tiếng cười của con trẻ, của tấp nập người mua hàng, vui ơi là vui.

Tất cả cùng vui.



- Thôi, sáng nay mày để nó ở nhà đi.

Ngày thứ ba kể từ khi mình mang con đi. Bà nội Đậu Đỏ lại lạnh lùng ra lệnh. Nhưng câu lệnh có vẻ đã dịu xuống nhiều. Chàng “vâng” rồi bế con bé xuống nộp cho bà. Con bé hoang mang, cứ nhìn theo bố như sợ bị bỏ lại. Nó quen đi rồi. Con bé thấy chưa mặc quần áo, chưa đi giày cho nó, nó hốt hoảng. Con bé lao ra túm lấy chân bố, mếu máo. Khi thấy mẹ vừa xuống gác, nó lại vội vàng lao ra ôm lấy chân mẹ, mặt mày méo xệch, nước mắt nước mũi ướt nhòe nhoẹt trên cái mặt xinh xinh.

Vừa khóc vừa bám chặt, ai nhìn chẳng động lòng.

Mình chẳng nói chẳng rằng cứ sắp đồ cho hai mẹ con. Mình không cãi, chỉ lặng im làm theo ý mình. Từ ngay làm dâu mẹ, chưa bao giờ mình dám làm theo ý mình trước mặt mẹ như thế. Đã bảo rồi mà, mình sẽ phải học cách cầm súng thôi.

- Để con mang cháu đi, mẹ ạ. Con đang tập cho cháu bỏ bỉm. Nếu bà trông, nó sẽ đái hết lên giường bà. Bà lại một phen vất vả. Vả lại con nhớ nó lắm.

Miệng nói nhưng tay vẫn cứ mặc quần áo cho con rồi bế nó ra cửa, mình biết trong lòng mình nói khác. Trong lòng nói: “Con sẽ dạy dỗ cháu thật ngoan. Cứ thử một thời gian xem về muộn thì mẹ chửi con chuyện gì?”.

Cũng may, bố mẹ không ai nói một lời nào, họ nhìn theo mình bế con bé đi. Còn Đậu Đỏ thấy không bị bỏ lại cười reo khoái chí, chân tay ôm chặt lấy mẹ, thơm vào má mẹ nịnh bợ.

Ôi cuộc sống đáng để tân hưởng chứ. Mình cứ như một nô lệ được trả lại tự do vậy. Tràn đầy sinh lực và chất chứa trong lòng biết bao dự định hào hùng.

27. MA CŨ

Tối hôm trước mẹ bảo:

- Này, trưa mai về ăn cơm, giỗ ông đấy nhé. Ô, thấm thoắt đã gần ba năm kể từ ngày lấy chàng, quay đi quay lại đã đến giỗ ông rồi. Giật mình nhìn ra sau lưng, thấy thời gian không thèm xỏ dép mà chạy nhanh hơn gió. Năm nay chắc chắn mình sẽ phải khác. Những phát súng được bắn bằng kẹo mềm, kẻo mình lại tự hại mình thôi.

Sáng hôm sau chuẩn bị bế con ra cửa hàng, mẹ bảo:

- Thôi, mọi người kết luận rồi, ăn tối nhá. Chúng mày liệu mà về sơm sớm.

- Vâng, gì chứ có mẹ thì mọi thứ cứ gọi là như đường lối của Đảng rồi. Con chỉ biết chỉ đâu đánh đấy thôi. Mẹ ơi, con gửi mẹ con gà, mẹ giúp con cúng ông cái nhé.

Mình cười tít mắt dúi vào tay mẹ vài trăm để mẹ đi chợ. Hình như niềm vui biết lây, nó lây sang mẹ làm mẹ cười tít mắt.

Mùa này trời nửa nóng nửa lạnh, ai cũng thấy khó chịu trong người, có lẽ vậy nên khách đến mua hàng cũng khó tính hơn, Đậu Đỏ cũng khó tính hơn nữa. Buồn cười, con bé chưa đầy 15 tháng tuổi đã biết lạch bạch bước ra cửa, thò chân vào tất cả các đôi giày cao gót của các cô xinh tươi đến lấy hàng. Nó nhấp nhểnh đòi đi giày cao gót ra gương và cười. Cái cười nhăm nhúm mũi lại và tít cả mắt. Trời, giật cả mình, sao trông nó giống bà nội nó thế chứ. Tự dưng mình cười một mình. Người ta bảo: đi đẻ thuê cũng đúng. Nó cứ tíu tít kheo các trò với những vị khách mà nó được hỏi han cưng nựng. Tự dưng Đậu Đỏ thành một nhân viên thứ thiệt, một hoạt náo viên tài tình. Cứ thế, cứ thế, hai mẹ con bận hàng hóa quên cả phải về sớm. Lao được vào cánh cổng xanh cũng là lúc mọi người trong nhà ăn được nửa chương trình rồi.

- Úi trời, món này ai nấu đấy ạ?

Sà vào mâm dành cho đám phụ nữ, mình mới nếm có một món đã xuýt xoa gắp thêm một ít nữa vào bát.

- Mẹ mày nấu đấy. Bọn tao phụ trách món này, món này … Mẹ mày ngày xưa làm cùng cơ quan với bà người Tàu nên nấu ăn mấy món của họ giỏi lắm.

- Vâng, công nhận cháu cũng học được của mẹ cháu nhiều cái hay lắm nhé. Chạo tôm phải ướp mật ong mới đỏ này, ướp thịt bê phải đủ bảy phụ gia này. Riêng cái đặc sản sữa chua thì cháu học mãi vẫn không theo kịp mẹ cháu.

Mẹ đứng sau lưng, lặng lẽ rồi đi chỗ khác. Mình biết chứ, món mình gắp đầu tiên là do mẹ chủ trì. Nói khen ngợi sau lưng người khác là một vũ khí bí mật cực kỳ hiệu nghiệm, cho dù người ấy có hay không có ở hiện trường. Kiểu gì chẳng đến tai. Nhưng uy lực của nó thì cứ gọi là vô cùng tuyệt vời. Ai cũng quen với chuyện nói xấu sau lưng, mà không ai biết khen ngợi sau lưng kinh khủng như thế nào. Cứ nghĩ mà xem, khen trước mặt dễ bị nói là nịnh nọt hoặc khéo giả tạo đấy. Mình cũng không tin được kế hoạch xí xóa tội về muộn lại hoàn hảo thế, chiêu này phải cảm ơn ông sếp ở cơ quan thôi.

- Em yêu, em làm giám đốc môn rửa cốc nhé. Tay đẹp thế này mà rửa bát thì bong hết sơn móng.

Chị không để em rửa bát đâu, yên tâm.

Cô bé hí hửng bưng một sọt cốc tướng đi rửa, lòng đầy hứng khởi vì … không phải rửa bát.

- Nào sinh viên, bê hết ra sân chị rửa bát cho, rồi sinh viên còn về đi học.

- Thôi, chị cứ để em rửa.

- Trời, sinh viên không phải đi học à? Thế thì rửa mau lên, xong sớm chị chiêu đãi cà phê nhé.

- Vâng.

Cô bé em, luôn viện cớ về đi học, phấn khởi hùng hục làm. Mình hí hửng lắm nhưng không dám lộ ra ngoài, lộ là một mình rửa bát đến đêm mất. Mình biết câu đầu là khách sáo tí ti thôi nên không để em nài nỉ đâu, sang câu thứ hai là em đi học liền ấy mà. Trưng dụng được hai nhân sự cứng đầu nhất rồi, mình kết toàn bộ:

- Nào, thế chị em nhà mình ai muốn uống cà phê thì lao vào rửa bát nhé. Xong sớm chị em mình tụ tập sớm.

Đám em bất trị nhà chàng vui như tết, mỗi người một công đoạn, nhoáy cái là xong. Mình như cô Tấm gặp đàn bồ câu của bụt, nhặt thóc xong còn đi trẩy hội. Trẩy hội theo kiểu hơi tốn kém một tí nhưng vui.



- Hôm nay Hiền hơi bị ra dáng đấy nhá.

- Chả thế à? Hiền này không phải là Hiền của ngày xưa nữa đâu. Anh mà vớ vẩn ấy, mất nhân tài như chơi.

- Ai cơ?

- Em ấy.

Chàng bĩu mội rồi cười ré lên khoái chí. Chàng không biết mình khoái chí hơn chàng nhiều như thế nào đâu. Bản thân mình cũng không ngờ được ngày hôm nay lại nhẹ nhàng như thế. Kế hoạch này phải ngồi nghĩ suốt từ tối qua đến chiều nay mới xong. Thế mới biết tướng ra trận nhức đầu như thế nào. Thua trận là về bị chém ngay. Nếu có máy thời gian, mình sẽ đi buôn thuốc nhức đầu cho các tướng thời Chiến Quốc. Rồi xin mấy cái áo giáp, cốc chén, gươm đao sứt mẻ mang về bán cho mấy ông buôn đồ cổ trên đường Nghi Tàm. Kiểu gì mình cũng giàu.

Gần ba năm làm dâu, bà nội Đậu Đỏ mới có một câu ngọt ngào:

- Thôi, mày đi làm mệt rồi, để cháu chơi với bà, chốc mẹ bế lên sau.

Sáng sớm mai, mình phải lao ngay về đại bản doanh để khoe với thủ lĩnh:

- Mẹ ơi, con đã thắng trận này rồi. Mẹ ơi, mẹ chồng con lần đầu tiên sợ con mệt, mẹ ạ.

28. NHUỘM LẠI MÀU CHO CHÀNG

Nếu ai từng yêu cũng hiểu màu sắc là gì. Nếu ai từng lấy chồng cũng biết màu sắc có tác dụng ra sao. Chẳng qua, bôi bôi vẽ vẽ bao nhiêu, trát vào lúc nào cho đẹp mà thôi.

Đọc một tờ báo thấy người ta bảo nên cho màu sắc vào cuộc sống vợ chồng làm mình khoái chí lắm. Nhưng người ta bảo mình phải nêm nếm xanh đỏ tím vàng thế nào cho phù hợp với thể trạng của cái ao bèo, làm mình phải ngồi nghĩ. Thế đấy, thời buổi này ăn bao nhiêu cũng chỉ để nuôi cái não mà thôi.

Đỏ…

Công nhận hiền hiền như chàng nhiều khi bản thân mình cũng thấy chán. Bảo gì cũng ừ nhưng việc chàng thì chàng cứ làm, việc mình nói thì cứ nói. Chỉ đâu đánh đấy, chưa khi nào chính kiến của chàng được mình sợ hãi nép vào cánh tủ hay chàng tự giác làm cái gì đó mà không phải nhắc nhở.

Ví dụ: thay cái bóng đèn bị cháy trong phòng tắm, mua thêm giấy dán tường dán nốt chỗ dở, mang quà đến biếu sếp những ngày giáp tết, vân vân và vân vân. Có lẽ vì thế nên mình thấy mình là số một, chẳng có đối thủ cạnh tranh. Hay nói theo ngôn ngữ của Kim Dung, mình là Đông Phương Bất Bại. Bạn bè đến nhà chơi đứa nào cũng khen chàng hiền, dễ thương và có nụ cười nhân hậu. Quen được khen, miết dần chàng quen, có lần chàng bảo mình:

- Em cứ chê anh, anh ra ngoài đường khối cô theo đấy. Anh bảo gì là các cô ấy nghe ngay. Chẳng cãi bướng như em đâu.

- Thế cơ á? … (mình kéo dài giọng giễu cợt)

- Ừ, ngày xưa anh có tận sáu mối tình đầu cơ đấy.

- Thế mới biết mình siêu! (mình gật gù đắc thắng). Ít nhất mình cũng thắng được một mâm sáu người. Chưa kể những kẻ dại trai chết giữa đường nữa. Mà thưa anh nhé, anh cố tìm lại các cô ấy đi, nói gì các cô ấy nghe ngay thì nịnh các cô ấy mỗi tháng xì cho anh 1 triệu về nuôi em. Vị chi mỗi tháng em được 6 triệu đút túi thêm. Coi như tiền cho thuê chồng. Vẫn là ít so với những người có nhà mặt phố cho thuê. Vẫn là ít so với sự hao mòn tuổi xuân của em mà anh chưa đền bù được đấy.

- Í hí … hí … hí …

Chàng chỉ biết gục đầu vào gối cười rúc rích. Chàng biết nếu nói nữa là chàng thua. Nhưng cũng đã đến lúc phải cho chàng biết mình kinh khủng như thế nào. Chứ cứ khinh địch thế này thì không ổn.



- A lô, anh đi đâu mà giờ này chưa về?

- Anh đi cắt tóc, xong anh về. Có việc gì ở nhà à?

- Không, thấy vắng mặt tức thời thì hỏi thôi. Về sớm đưa em sang ngoại chơi nhé.

- Ừ. Xong là anh về.

Hóa ra chàng đi cắt tóc. Mình biết chàng rất hay cắt tóc ở tiệm gì gì đó trên phố Tràng Thi. Nơi có những bà, có những cô mặc áo trắng như mậu dịch viên làm thợ cắt tóc chuyên nghiệp. Nhưng dù sao cơ hội của mình cũng tới rồi.



- Chà, anh chàng điển trai đã về rồi ư? Ra đây em xem nào? Em hít thử cái mùi bọt cạo râu có giống ở nhà mình không nào?

Chàng thích chí để cho mình vít cổ xuống hít hít ngửi ngửi. Được quan tâm đột xuất, ai chẳng vừa vui vừa mừng. Chàng cởi cái áo trắng cho mình mang đi ngâm vì dính nhiều tóc vụn, vừa huýt sáo vừa nhún nhảy mở tủ lấy cái áo khác chuẩn bị đưa mình đi chơi.

- A… A… A…!

- Cái gì mà em hét to thế?

- Cái gì thế này?

- Đâu?

- Nhìn đi, nhìn cho kỹ vào. Tôi không cần nghe giải thích. Liệu mà nghĩ xem làm chồng có nên làm thế không. Tôi thề từ nay trở đi sẽ không tin anh điều gì nữa. tôi sẽ không nói với anh lời nào nữa đâu. Trời ơi, chết mất thôi.

- Nhưng …

Sau tiếng rít lên và hàng tràng những lời đanh thép dồn chàng vào chân tường là sự bối rối ngơ ngác đến tội nghiệp. Song chàng cứ mân mê cái cổ áo trắng mà mình vừa gí vào mắt chàng, rồi quăng lên đầu chàng đầy ác ý. Câu hỏi to tướng trong đầu chàng là tại sao có vết son đỏ này ở đây đúng không? Thế rồi vội vã không dám suy nghĩ lâu, chàng xoắn xuýt thanh minh:

- Em ơi, không thể có chuyện này được, chắc vệt sơn ở đâu đó dính vào thôi.

- Sơn à, ngửi đi. Có sơn nào lại thơm thế này không? Sơn gì mà hình trái tim thế này.

- Em ơi, thế thì chắc đứa nào nó trêu anh rồi. Mà lạ nhỉ, hôm nay có ai trêu anh đâu?

Chàng vẫn ngơ ngác chất vấn lương tâm, rồi lại vội vã túm lấy tay mình xin xỏ.

- Tức là hôm khác thì có các em trêu hả? Còn hôm nay chiến trường không tiếng súng chứ gì?

- Đâu, anh cũng không hiểu được. Sao lại thế nhỉ?

- Không nói nhiều. Tối nay tôi không đi chơi đâu nữa. Anh không phải lo cho tôi đâu. Phiền. Anh đi đi, muốn đi đâu thì đi, gối của anh đây.

Mình đẩy chàng ra khỏi phòng, dúi vào tay chàng cái gối và vỏ chăn rồi đóng cửa lại. Cơn thịnh nộ chiếm hết toàn bộ ngôn ngữ phi ngôn từ của mình làm chàng hốt hoảng. Đóng cửa rồi mình phi thân vào giường ngủ sớm. Lời gọi tha thiết nho nhỏ cứ áp vào cánh cửa đầy khẩn khoản. Chàng sợ van xin tô thì mất mặt với bố mẹ ở tầng dưới. Gọi mãi, gọi mãi chẳng được. Cực chẳng đã chàng vội vàng ra sân phơi quần áo, trèo sang ban công tầng ba, trèo vào cửa sổ phòng, lạch bạch mừng rỡ khi không còn bị bỏ lại ở ngoài nữa. Chàng nhẹ nhàng nằm xuống bên lưng mình, thì thầm vào tai vợ:

- Em ơi, em ngủ chưa?

- Muốn gì?

- Anh thề với em là anh chưa bao giờ làm điều gì có lỗi với em cả. Có đứa nào chơi ác với anh thôi. Em tin anh đi, rồi em bảo anh làm gì anh cũng làm.

- Thật không?

- Thật.

- Có đáng tin không?

- Có.

- Mai đưa em đi KFC.

- Ừ, chắc chắn rồi.

- Không, mai em thích đi Sen cơ.

- Ừ, sao cũng được.

Cái ao bèo tội nghiệp mừng rỡ như vừa bắt được vàng. Trong lúc mình dụi đầu vào nách chàng cười mỉm thì hình như chàng vẫn đang phân vân lục tìm trong ký ức xem vết son mội ở cổ áo đấy từ đâu.

Khờ quá.

Đàn ông đâu phải lúc nào cũng thông minh đâu. Giá như chàng để ý đến lòng bàn tay mình lúc vít cổ chàng xuống hít hít ngửi ngửi, giá như chàng quan tâm đến vợ hơn sẽ biết màu son vợ hay dùng là gì, giá như chàng đừng vội thanh minh thì sẽ không có nhiều cớ cho mình lộng hành đến thế.

Anh yêu, em tô màu son đỏ cho anh rồi đấy nhé.



Màu trắng…

Sinh nhật chàng, nghĩ nát cả óc mà chẳng nghĩ ra mua cái gì. Mọi năm chẳng buồn suy nghĩ, mỗi một sinh nhật mình tặng chàng một cái áo sơ mi. Mỗi năm một màu. Coi như cho chàng thành con tắc kè luôn. Nhưng giờ tự dưng lại thấy nhàm chán. Lạ thật! Chưa bao giờ thấy chàng than thở, thế mà chính mình lại chán. Mấy bà chị trong công ty gợi ý toàn thứ tốn kém quá. Mấy em xinh tươi gợi ý thì nhí nhảnh quá. Bí rì rì, chẳng biết phải làm sao.

Buổi tối trọng đại đến nhanh ơi là nhanh, ông chồng tội nghiệp vẫn lặng lẽ đi làm và về nhà ăn cơm bình thản. Nghĩ lại thấy thương, lại thấy không đành lòng. Thôi được, trong lúc cái ao bèo đi tắm, mình phải ngụp lặn trong trí thông mình nghèo nàn của mình thôi.

- Ơ, lại đi đâu đấy?

- Anh cứ mặc bộ quần áo em sắp sẵn này đi, rồi chở em ra đây tẹo. Có việc quan trọng.

- Việc gì?

- Em đi gặp khách hàng nhưng tối quá, sợ nên nhờ anh đèo đi thôi.

- Ừ, anh biết rồi.

Chàng lầm lũi mặc cái áo trắng mà mình đã để ở giường và lấy xe để đi. Chẳng hỏi gì thêm nữa, chẳng mảy may quan tâm đến ngày của mình. Hay là chàng quên nhỉ?



Gió thổi, gió cứ đuổi bắt nhau chạy lòng vòng trên những quãng đường có cây hay không có cây.

Gió mát nhẹ đứng lâu là thấy lạnh lạnh. Gió trên cầu phóng khoáng đùa qua cổ áo chàng rồi lại túm gấu váy mình rung rinh. Giá như có đôi tai của thỏ, chắc mình đã nghe thấy gió cười.

- Anh có nhìn thấy gì không?

- Cái gì cơ?

- Kia kìa, nhìn theo phía tay em chỉ ấy, đẹp không?

- Ừ nhỉ, đẹp quá!

Chàng choáng ngợp nhìn ra phía xa xăm ấy, rộng không bến bờ mà ánh lên nồng ấm mười mươi. Cả bãi hoa rộng khắp trắng ngần, ấp mình trong những dãy đèn đỏ lóe tròn mà người ta thắp để thúc hoa nở. Cầu Thăng Long như một cầu vồng bắc qua cánh đồng hoa ấy. Hàng vạn bóng đèn loe lóe như những mảnh mặt trời bị vỡ văng tứ tung. Gió vẫn cười khúc khích lùa vào tóc hai đứa, không có mùi thơm của hoa, chỉ có gió và ánh sáng.

- Lại một ngày trọng đại, lại một mùa hoa loa kèn, chúc mừng ông xã.

- Sao em biết chỗ này?

- Em đã bảo anh lấy phải người tài mà lại. Anh quên rồi sao?

- Úi trời!

Chàng bĩu môi ra vẻ không thèm chấp mình. Cái miệng bè ra như cái kẹp chả. Ghét ơi là ghét.

- Còn nữa nhé, chưa hết đâu! – mình hãnh diện vênh mặt lên.

- Cái gì thế?

- Đây này! Tèn tén ten!

- Ôi … ơ … cái này á?

- Chứ ao nữa! Đây là món quà sinh nhật em tặng anh đấy.

- Em mua cái váy mới à? Nhưng sao lại là quà tặng anh?

- Ơ cái anh này, sinh nhật anh, em mua cho em cái váy đẹp để tặng anh nguyên một cô vợ xinh đẹp, không đúng à?

Chàng cười toáng lên. Lâu lắm rồi mới thấy chàng cười giòn đến thế. Chàng vừa lắc đầu vừa cười. Túm vào lan can cầu mà cười, chàng cười to trong gió. Còn mình, mình cười đắc thắng trong lòng chàng.

- Ơ thế không đúng à?

- Ừ … ừ, em đúng! Em lúc nào chẳng đúng. Ở đây em là tướng mà. Anh biết rồi.

- Thế nói thật đi, có đẹp không?

- Trông cũng được.

Mình cười tít mắt nhìn chàng đắc thắng một lần nữa. Còn chàng vẫn thế, vừa cười vừa lắc đầu. Chắc chưa bao giờ có ai tặng chàng món quà sinh nhật trái khoáy như mình. Kéo mình lại, khoác tay qua bờ vai, chàng áp má chàng vào thái dương mình âm ấm. Hai đứa lặng lẽ để gió thổi tung tóc và ngắm hoa loa kèn nở trong ánh đèn tròn nhỏ xinh.

Đứng mãi, đứng mãi.

Cảm giác yêu như dội về nhiều hơn.

Đứng mãi, đứng mãi.

Xao xuyến như thể mới yêu anh chàng này.

Đứng mãi đứng mãi.

Rộn ràng vì biết hình như chàng đang cúi xuống.

Bối rối, bối rối …

Hình như bờ môi chàng còn 5cm nữa là đến chỗ mình.

- Này …

Hai đứa giật bắn mình ngơ ngác nhìn và tìm kiếm âm thanh giận dữ đó phát ra từ đâu.

- Này, ai cho phép anh chị đứng ở đây? Đi chỗ khác mau. Trên cầu này cấm đỗ xe nhé!

- Nhưng cháu có thấy biển cấm đâu ạ? – mình cãi.

size=”3″>- Không có nhưng gì cả, có xuống không thì bảo?

- Vâng, cháu xin lỗi, cháu xuống ngay đây! – chàng hiền từ lôi mình lên xe.



Con đường về hai đứa cười giòn tan. Càng nghĩ càng buồn cười. Chàng kết luận:

- Anh ghét cái lão ấy thế cơ chứ?

29. BẠN VÀ NGÀY XỬA NGÀY XƯA

Mình có một cô bạn rất xinh, chỉ mỗi tội là đen, hơn mình một tuổi nhưng vui tươi và mạnh mẽ hơn mình gấp vạn lần. Cuộc sống với nó là muôn vàn bông hoa cắm chung một lọ. Yêu đời!

Học xong cấp III, mình cắm cúi để mối tình đầu sang bên cạnh nhằm trèo cho qua cánh cổng trường đại học. Những mong người yêu tự hào về mình. Ôi, cái cổng vừa cao vừa chông gai. Ngày 30 tết, chàng trai quan trọng ấy bỏ mình không nói lý do. Để mặc mình một năm trời cứ tối đi ngủ là quay lưng vào tường khóc. Hai năm sau, cô bạn mới kể cho mình: “Anh ấy tâm sự vì mày thông minh quá nên anh ấy bỏ. Ngu lắm Hiền ạ, mọi thứ đều ổn cả rồi, giá như ngu ngu đi một tí thì tốt biết mấy. Đàn ông họ không thích tìm người giỏi hơn họ đâu”. Mình cười, lúc ấy mọi thứ đã êm được lâu rồi, chẳng cười thì gì. Nụ cười ngơ ngẩn.

Thế rồi nó cũng yêu. Yêu một anh tận Phùng, to, cao, đẹp trai và … cũng đen như nó. Nó mừng rỡ đón nhận tình yêu chỉ trong có hai tháng kể từ ngày mới nhìn thấy nhau. Bùm! nhận được tin nó cưới, mình mỉm cười vỗ vỗ vào bụng nó:

- Vụ đông xuân gieo giống ngắn ngày hả?

- Làm gì có.

- Thôi, tắt đài đi. Đang yên đang lành rủ nhau chung thùng gạo thì phải có lý do gì chứ. Giờ cái lý do này có gọi là ly kỳ nữa đâu. Đang là mốt mà.

Nó cười gật đầu khoe luôn:

- Ừ, ba tháng rồi đấy. Hôm trước đi thử váy, cũng thông báo cho chị chỉnh váy rồi. Tao bảo chị ấy là ba tháng đấy, chị liệu liệu mà chỉnh nhá.

- Ơ, thế ông bố khó tính không bảo gì à?

- Chả sao cả. Tao bảo mẹ tao: “Con yêu anh ấy nên con lấy. Bố mẹ có cho con lấy hay không thì tùy, chứ đừng bắt con phải chọn. Con mà chọn là bố mẹ buồn đấy”. Mẹ tìm cơ hội nói riêng với bố. Bố giật nảy mình định cáu. Nhưng may, mẹ kể lại vụ các cụ ngày xưa đi ra bụi tre nên mới có tao.

Vậy là xong.

Thế là đôi vợ chồng có nước da không phải nhuộm ấy lấy nhau, hạnh phúc đến bây giờ. Nó vừa có cửa hàng điện tử điện máy vừa tự xây được nhà. Ai bảo mới yêu đã cưới thì không bền nào. Đúng là duyên số khắc vồ lấy nhau.



Mình có một cô bạn, cùng học cấp III. Nó lùn nhưng lại yêu một anh cao kều. Cả lớp trêu: “Máy bơm và cột điện”. Bố mẹ hai bên cấm, chúng càng thắm thiết và dính chặt nhau hơn. Các cụ nói chí phải: “Lửa tình càng dập càng nồng”. Khi mối tình đầu tan vỡ, mình khóc như mưa. Con bé bạn nhào đến đầu tiên, nó ngồi đó nhìn mình một lúc rồi cũng gục đầu vào mình khóc. Hai đứa dở hơi ôm nhau khóc chẳng để ý đây là đầu năm, khóc vào giờ này là dễ cả năm xui xẻo. Người yêu nó vội vàng đi lấy khăn mặt cho nó chùi nước mắt. Mình chạnh lòng, đuổi cả hai đứa về. Không thương tiếc.

Chúng nó yêu nhau ba năm cấp III, một năm trượt đại học phải đi chạy chợ, hai năm đi học trung cấp điện lực ở tận Sóc Sơn và một năm dền dứ nữa. Cuối cùng cũng được cưới. Trời ơi! bảy năm đấu tranh không ngưng nghỉ. Nhưng tình yêu chỉ sau hai ngày bình yên, ngày thứ ba lại tiếp tục đấu tranh. Cuộc đấu tranh bất đồng giữa chồng và vợ.

Bẵng đi một năm, thấy nó ôm con sang mình xin tá túc. Chẳng cần phải hỏi cũng hiểu: cuộc chiến giờ đã đông vui hơn: chồng, vợ và mẹ chồng. Thế chân vạc hệt như Tam Quốc diễn nghĩa. Mình bỗng sợ yêu phải một ai lâu như nó.

- Thôi mày ạ, mày thương con mày thì quay về. Đàn ông một con vẫn lấy được đầy vợ, chứ đàn bà một con người ta gọi là nạ dòng. Ai cũng thương con thương cháu, nhưng chỉ có mình mình là đứt ruột đẻ ra thôi. Gạt nước mắt đi mà dằn cái tôi xuống. Bao giờ con mày lớn, nó đi lấy vợ, tót một cái nó về phòng với vợ, công lao nuôi nấng che chở của mày ra sông, có lẽ lúc đó mày sẽ thông cảm với mẹ chồng mày hơn. Nghe lời tao, về đi.

- Về ư? Bây giờ biết về đâu? Quay lại đấy, mở cổng ra biết nói gì?

- Ngu thế (mình ấn đầu nó chì chiết), nói là: “Con vừa tranh thủ đưa cháu về ngoại chơi cho khuây khỏa. Nghĩa lại thương mẹ lụi hụi cơm nước một mình nên con vội về. Chỉ dám ở chơi hai ngày thôi.”

- Nhưng…

- Nhưng cái gì? Để ông chồng mày về đây đón còn khó nói hơn đấy. Đến lúc đó thì rõ mười mươi là bỏ về mẹ đẻ rồi. Còn khó nói gấp vạn lần bây giờ. Dũng cảm lên, mọi ngày mồm to lắm cơ mà.

Để nó bình yên tá túc trong nhà mình hai ngày không hỏi một câu nào, giờ mới là lúc nói. Thương bạn nhưng mình nóng tính, mắng nó xơi xơi. Mình không quen thuyết phục. Con bạn ôm con lặng lẽ gí chân xuống sàn nhà. Hình như nó khóc. Để lại cho mẹ con nó ít tiền đi ăn sáng, dặn mẹ vẫn nấu cơm cho mẹ con nó, mình vội vã đi làm.

Đêm hôm ấy mình đợi cửa đến 1g sáng. Chỉ sợ vừa tắt đèn đi ngủ thì mẹ con nó về lại ngại không dám gọi cửa, bỗng chốc không có chốn dung thân. Mẹ bảo: “Nó ngồi trong phòng mày suốt buổi sáng, đến trưa thì bỏ đi chẳng thèm chào, quần áo nó vẫn còn để kia kìa.”

Hai hôm sau, khó khăn lắm mới gọi được điện cho nó. May, nó đã về nhà chồng, đang vui vẻ cùng mẹ chồng làm cơm giỗ ai đó bên họ. Mình mắng nó một trận vì cái tội đi mà chẳng bảo anh em một câu. Nhưng trong lòng mình nhẹ cả người, mừng cho nó quá. Te tưởi chở đồ đạc lên trả bạn.

Nhiều năm trôi qua, hai vợ chồng nó có thêm cháu nữa, công ăn việc làm ổn định hơn. Và quan trọng, từ ngày đó chưa lần nào nó bỏ nhà đi nữa. Ai bảo vợ chồng trẻ dễ cãi nhau là dễ đổ vỡ nào. Đúng là “cơm sôi bớt lửa muôn đời không khê”.



Mình có một cô bạn, xinh, trắng, đầy đặn, dịu dàng, chăm chỉ và ngoan vô cùng. Chỉ phải cái thật thà quá, nghĩ gì nói nấy thôi. Nó sinh năm Mậu Ngọ nên thầy tử vi bảo: “Cao số, khó lấy chồng lắm”. Nó cũng gật gù tủi phận: “Vâng, cháu công nhận”.

Lần thứ nhất, cô gái quê yêu anh trai làng ga lăng nhất xóm, rủ nhau ra huyện chụp ảnh cảnh nắm tay nhau. Ở đấy ngày ấy liệu mà giấu ảnh chỉ hai đứa biết thôi, chứ người thứ ba mà biết được thì chẳng khác nào ảnh nóng của người nổi tiếng trên mạng thời bây giờ. Thế rồi anh trai làng lên Hà

Nội học nghề và cố gắng bám trụ lại thành phố. Ở quê có câu: “Giàu ở quê không bằng ngồi lê thành phố” nên có lẽ anh muốn lập nghiệp xa nhà. Những lá thư thưa dần cho đến khia nó cũng lên thành phố theo anh. Chẳng biết ở cái ghế đá vườn hoa nào đó nó đã hỏi:

- Sao lại thế?

Nước mắt lưng tròng, nó nhìn người yêu cúi mặt trả lời lí nhí:

- Anh không thể, anh có lỗi, nhưng anh phải cưới cô ấy thôi. Cô ấy có thai mất rồi.

Nó ôm mặt khóc òa rồi bỏ chạy. Thượng đế trêu ngươi, chưa bao giờ nó dám bỏ bức ảnh xưa cũ của ngày ấy.

Lần thứ hai, nó mở rộng lòng yêu một anh cùng nhà máy. Anh ấy cũng chịu cảnh xa gia đình sang Đài Loan xuất khẩu lao động năm năm như nó. Và hai đứa nương tựa vào nhau cho cuộc sống đỡ quạnh hiu. Thế rồi tình yêu cũng rủ rê nó với anh đi tìm mua váy cưới, đánh điện về nhà là “bọn con sẽ cưới nhau”. Tình yêu run rủi cho hôm ấy trời mưa to quá, chẳng đi mua được. Tình yêu vô thần khiến nửa năm còn lại tự dưng mọi thứ thay đổi quá nhanh. Về nước, họ hàng thì vay hết số tiền dành dụm, anh chị em thì đi lấy chồng hết rồi, còn nó – chẳng biết tìm anh nơi nào.

Lần thứ ba…

Lần thứ tư…

Những mối tình trắc trở mà nó đã kể khiến mình cũng lo sợ thay cho bạn. Chỉ bực mình là bao nhiêu anh theo đuổi tại sao nó lại chẳng đuổi kịp được anh nào? Câu trả lời bắt đầu hé lộ khi một ngày hai đứa rủ nhau đi mua sắm. Nó có điện thoại:

- A lô, vâng, em đây.

- …

- Vâng, em với cái Hiền đang đi xem chăn nệm.

- …

- Vâng, cái Hiền còn mách em trên mạng có chỗ rửa ảnh đẹp mà rẻ nữa. Nếu chụp ảnh cưới là đỡ tốn được nhiều ơi là nhiều.

- …

- Vâng, thế nhé, em cúp máy đây.

- …

- Bye bye!

Mình mở tròn to mắt với cú điện thoại đầy trìu mến và ngọt ngào. Đợi sốt cả ruột cuối cùng nó cũng cúp máy. Mình hỏi vồ hỏi vập nó ngay:

- Ai?

- Bạn trai tôi – nó cười bẽn lẽn trả lời.

- Bạn trai á? Quen lúc nào? Chả thấy báo gì cả. Bà định cho tôi ăn phở ngó à?

- Mới quen được hơn một tháng.

- Cái gì? (mình hét lên kinh hãi). Mới quen thế thôi mà bà nói cứ như sắp cưới nhau đến nơi ấy. Thế anh ấy đã cầu hôn rồi cơ à? Ông này có làm sao không mà mót cưới thế?

- Không, à… à… chưa. Anh ấy chưa nói gì đến đám cưới. Nhưng chắc là sẽ cưới nhau thôi. Vì anh ấy tỏ ra yêu tớ lắm. Tớ tin anh ấy mà.

Ôi trời ơi! nếu lúc ấy không phải là ngoài đường, chắc mình ngã vật ra mất. Mình không phải xấu xa gì nhưng thật thà như nó thì mình chết đi sống lại mấy lần cũng không hết tức. Sợ quá!

Trong thế giới đàn ông mình không hiểu gì cả nhưng cũng như nhiều đứa con gái khác, mình hay ngồi hóng hớt nghe các bà chị tán phét. Các bà ấy truyền thụ lại nội công rằng: “Nếu phụ nữ quá sốt sắng về vấn đề hôn nhân khi tình yêu mới hé hé cũng khiến các ông chồng tương lai hết hồn mà bỏ chạy. Họ muốn tận hưởng tình yêu, họ muốn chinh phục dù là khó khăn đến mấy, họ muốn tù đày người con gái họ yêu trong khi với bản thân thì phải là tự do muôn năm. Bỗng chốc những gã đàn ông kia bị tấn công bởi cái gọi là “gông đeo cổ” ai mà chẳng sốc. Bản năng gốc, họ bỏ chạy để thoát thân. Tồ tẹt, đàn bà thì lại chỉ vì quá yêu mà muốn ở bên người đàn ông đó suốt đời, muốn bình yên để chăm bẵm tổ ấm, muốn an toàn bởi tờ giấy kết hôn. Muốn nộp tiền cho ủy ban nhân dân và ký đánh roẹt một cái”.

Sau khi mắng cho con bạn một trận, mình rủ nó đi ăn miến cua trộn, vừa ăn vừa an ủi bạn:

- Tớ lo thì tớ nói thế thôi chứ đừng giận tớ nhá. Giận là tớ đá cho mấy phát đấy. Nghe lời tớ đi, cứ bình tĩnh. Cứ sốt sình sịch thế là hỏng việc đấy. Hãy cứ bình tĩnh mà yêu đi và để cho gã đàn ông ấy đứng mũi chịu sào mọi việc. Ăn đi, tình yêu và hôn nhân nó giống như món miến trộn này này, ăn chậm mới ngon, mới cảm nhận được hết mùi vị. Sau này đứng dậy trả tiền mới thấy xứng đáng, mới thấy đỡ tiếc, hiểu chưa?

- Hiểu rồi, tính tớ nó thế, biết làm thế nào.

- Bực rồi đấy, nói thế mà vẫn cứ cãi à? Phải nhận sai cho chóng tiến bộ chứ? Mà cậu có tiến bộ hay không mặc cậu, nhưng ít nhất cậu cũng đừng để tới bực, cho tớ tí nữa đứng dậy trả tiền được thanh thản, hiểu chưa?

- Ừ, tớ sai.

- Lần sau có muốn gợi ý mua cái gì cho hai đứa thì nói sang chủ ngữ khác, đừng cố nói về mình. Ví dụ như cái vụ đi xem chăn đệm vừa xong ấy. Nói là em với đứa bạn đi xem chăn nệm, nó sắp cưới. Bao giờ ông anh kia hỏi đến chuyện đôi mình thì mới nửa đùa nửa thật a dua theo, lúc ấy mới bảo ừ thế em đi xem luôn cho chúng mình nhé. Đấy, sau này nếu có lỡ không đến đích thì chuyện hôm nay cũng chỉ là câu nói đùa thôi mà. Có phải đỡ ngượng hơn không?

- Ừ, tớ hiểu rồi.

Hai tháng sau nữa nó gọi điện báo đang về quê chuẩn bị ăn hỏi. Phù, nhẹ cả người. Ơ thế là thế nào nhỉ? Mình lo cứ như là chuyện của mình ấy. Thế rồi mình cố dặn nó “ba mươi chưa phải là tết đấy nhé!” trước khi cúp máy, cười mỉm một mình rồi quyết định tự thưởng cho mình một bát miến cua trộn ở chợ Nghĩa Tân.

Ai bảo yêu đương lận đận là khổ, là không lối thoát? Đúng là giày dép còn có số nữa là người.



Chúc mừng mình vì mình có những cô bạn thật dễ thương.

Ngày xửa ngày xưa.

Có thể có những điều khiến con người ta quên đi được, nhưng phần lớn những điều càng cố quên đi lại càng không thể quên.

Bíp … bíp …

Hộp tin nhắn báo …

Tin nhắn mới …

“Hiền, con anh Hiếu đi mổ não, giờ yếu lắm, có đi thăm không?”



Trả lời tin nhắn…

“Con bé nhà tao đang sốt mọc răng. Lại đang bận cuối năm. Không đi được. Thông cảm nhé. Gửi cho tao 200k. Hôm nào gặp tao gửi lại mày. Cảm ơn”.

Thế rồi Đậu Đỏ mấy đêm liền sốt không ngủ được, mình cứ ôm con còm cõi suốt đêm. Nó khỏi, hò hét với đống chăn nệm, mình lại bị cuốn đi với những công việc bộn bề ở công ty và ở nhà. Tin nhắn của con bạn thân, mình trả lời xong rồi cũng quên đi mất. Cuộc sống vẫn cứ thế trôi.

Hai tháng sau…

Bíp… bíp…

Hộp tin nhắn báo …

Tin nhắn mới…

“Con anh Hiếu yếu lắm. Đang chờ giờ để đi thôi”.



Gọi cho người gửi…

Ring … Ring…

- Ừ tao nghe.

- Mày ơi, thằng bé thế nào rồi? Nghe mày nhắn tin tao rùng cả mình đấy.

- Nó đi mổ u não, giờ về nhà hồi phục sức khỏe, cái u mới mọc lên. Bác sĩ chịu, ông bà ấy đưa con về nhà rồi. Xã nhà tao hôm qua cũng lên đấy, chưa về. thấy gọi về là thằng bé yếu lắm. Thương quá mày ạ!

- Trưa nay tao lên, tao với mày đi nhé! Tao tranh thủ buổi trưa. Con Đậu Đỏ tao gửi bà nội.

- Ừ, thế nhé …



Nếu chỉ là thế, chỉ là lòng cảm thương thằng bé con một người bạn thì tốt biết mấy. Nhưng cuộc sống luôn khó khăn hơn chúng ta tưởng. Mọi chuyện tưởng đã ngủ yên, xếp ngay ngắn trong hộc ký ức nay bỗng bộn bề. Thổi tung bụi phủ để lại mới y nguyên.



Trường cấp III Xuân Đỉnh sân đầy nắng. Những dãy nhà mới xây còn chưa có tí rêu mốc nào. Bọn học sinh lớp 11 sống ở tầng 2 còn chịu khó xuống sân chơi, chứ các anh chị lớp 12 chỉ bám đầy lan can tầng 3 ngó xuống dưới. Bình luận và bình bầu. Bốn con bé ngồi tổ bốn luôn kè kè đi với nhau.

Hai đứa ở Nghĩa Đô vừa xấu vừa đen và hai đứa ở Phú Thượng vừa xinh vừa trắng. Tất cả đều lùn tịt!

Khác với đám con gái trong lớp, mình chẳng thấy rung động với bất cứ cậu bạn nào cả. Chỉ có cậu bạn gây ấn tượng cho mình nhờ bức bưu thiếp với nội dung: “Nhân dịp quốc tế phụ nữ, tớ chúc Hiền mạnh khỏe” là hay trêu nó nhất thôi. Cứ thấy nó là gọi “Hưng quốc”. Khác với ba đứa bạn thân, mình không hay nhìn từ dưới sân lên để giao lưu với mấy anh lớp trên. Chỗ của mình là bậc thềm, mình nghiện truyện tranh. Khô khan và luôn là quân sự cho các trò ma trong lớp.

Cuối năm lớp 11, đội hình hay đi mót khoai, hay đi ăn, hay đi tán láo hình thành: 3 chàng lớp 12 và 4 con bé lùn tịt lớp 11. Giờ nghĩ lại vẫn thấy ngượng. Chẳng lẽ mình bị bỏ đói đến thế sao? Cứ ở đâu có ăn là mình nhanh chân thật, chẳng biết sau này Đậu Đỏ nhà mình có bị di truyền không nữa.

Loanh quanh, lửa và rơm thôi mà, tình yêu tuổi học trò đứa nào chẳng có. Mình bắt đầu ý niệm được chuyện nên rút lui những buổi tụ tập ăn uống khi có hai đôi công bố yêu nhau. Bố mình nóng tính, thấy yêu vào cái tầm “bom đạn” này là dễ cầm dao đuổi vòng quanh khu tập thể ngay. Dạo còn bé không chịu nhổ răng sữa bị một lần bố đuổi rồi nên nhớ. Ôi, đứa con hiếu thảo. Mình rút quân, chỉ còn một đôi cuối cùng, vừa đẹp. Mình làm quân sư tình yêu cho con bé bạn. Nó cũng thích anh chàng còn sót lại cuối cùng.

Nhưng bố mẹ nào cũng cấm, sắp thi đại học rồi nên tình yêu lúc bấy giờ đứa nào cũng giấu giấu giếm giếm. Chỉ tranh thủ như thời chiến tranh toàn miền Bắc các cụ xưa kia thôi. Mình cứ cuối tuần là lại dậy sớm, làm ba nắm cơm nắm thật ngon, trưa đi học về phát cho ba đứa con gái chúng nó ăn có sức, tranh thủ hẹn hò, chiều còn đi ôn thi đại học.

Nhưng cuối cùng anh vẫn tới, gõ cửa cuộc đời mình, chàng trai cuối cùng.

Mười bảy tuổi, cái tuổi còn tự nhủ mình sẽ làm “một thằng đàn ông đích thực” cho bố tự hào. Phấn đấu cho tiền tài, cho công danh và cho cánh cổng trường đại học nữa. Mười bảy tuổi, thế mà anh tới, chỉ bằng lòng ấm áp giản đơn của học trò, anh làm mình hốt hoảng. Mười bảy tuổi, anh làm mọi kế hoạch của mình đảo lộn như một mớ bòng bong.

Có lần anh hỏi mình “mấy giờ rồi?” rồi cầm tay mình xem đồng hồ, không chịu bỏ ra, những ngày sau mình không dám đeo đồng hồ nữa. Có lần cả bọn đi chùa Thầy, anh đỡ mình khỏi ngã trong hang Cắc Cớ. Mình run rẩy trong vòng tay anh, mặt đỏ lừ, từ sau trở đi không bao giờ đi vào chỗ nào khó đi nữa. Có lần trời rét, anh cởi áo cho mình mặc, mình không nghe bị anh mắng một trận. Từ sau trở đi, mình không bao giờ mặc thiếu áo ấm nữa. Có lần anh đưa mình cả bộ đề ôn thi đại học, mình cuống quýt lang thang các sạp sách cũ đường Láng mua cho đủ bộ, để không phải mượn sách anh nữa. Có lần…, có lần…

Con bé bạn nói: “Hình như anh ấy thích mày, bảo tao là coi như em gái, còn mày thì không. Thôi, cứ bước tiếp đi!”.

Mình không hiểu.

Tại sao?

Tình yêu … Nó … Lại ngọt ngào đến thế!

Tới.

Gõ cửa và…

Bước vào từ lúc nào không ai hay biết.

Lúc ấy…

Mình…

Chưa được mười tám tuổi…!

Tình yêu tuổi học trò nhẹ nhàng không vụ lợi, không lý do mà cũng không bị hoen vàng với những lo toan cơm áo gạo tiền. Nó chỉ trong sáng như những bài toán cần chỉ dạy, như những quyển sách hay tìm cho nhau, hay như những lần giận dỗi mình gọt nguyên 5 cân củ đậu rồi ăn trước mặt anh. Có ai đó từng ví tình yêu như sô cô la vừa đắng vừa ngọt. Đâu mà, ngọt ơi là ngọt đấy chứ!

Một tuần chỉ gặp nhau một lần, thời gian còn lại để ôn thi đại học. Tuần nào nhớ quá, trót tới nhà chơi thêm một lần nữa là tuần kế tiếp khỏi gặp nhau. Có nhà thông thái từng nói: “Tình yêu như con quái thú, cho nó đói thì nó sống. Để nó no thì nó chết”. Và mình đã nuôi tình yêu của mình như thế, tin tưởng những ngày sau như thế, nếu không có ngày sinh nhật bước sang tuổi mười tám…

Anh … ướt hết… đứng chờ dưới mưa… cả buổi tối.

Mình … trong nhà… vướng bạn bè… không ra được.

Anh chỉ gọi cổng để đưa hộp quà nhỏ bé rồi về luôn.

Mở hộp quà.

Chiếc lắc nhỏ bằng bạc.

Mình thích lắm, vui ơi là vui.

Nhưng một ngày có người nói: “Khi yêu nhau, kiêng không tặng nhau đồ bằng bạc”.

Vì đó là chia ly…!

Mình từng không tin điều ấy.



Ba mươi tết, anh có tới như lời hẹn nhưng chẳng nói gì. Lặng im rồi bỏ về. Cả bọn tới sau, hỏi anh đâu làm mình ngơ ngác.

Từ đó…

Anh … Chỉ còn là … Xa ơi là xa.

Người đàn ông mà mình yêu nhất ấy đã khiến mình suốt một năm đêm nào cũng quay mặt vào tường khóc.

Người đàn ông mà mình yêu nhất ấy đã khiến mình chưa bao giờ quên được vị đắng của sô cô la.

- Hôm nay em chưa đi làm à?

- À … à… Em tranh thủ nghỉ trưa ạ.

Mình luống cuống với câu hỏi thăm xã giao của anh khi đang ngồi bên thằng bé con đang nằm thiêm thiếp trên giường. Xót ruột quá, từ lúc đến thăm nó mình cứ lặng im ngồi bên, cầm tay nó mà chẳng biết làm gì. Nó cũng như con mình, sao lại tội đến thế. Còn anh, anh vẫn vậy cho dù 11 năm qua mình có biết bao điều đổi thay.

Anh vẫn sở hữu đôi mắt biết nói thân quen. Còn mình đã đeo kính bên cận thị, bên loạn thị.

Anh vẫn sở hữu sức vóc như chưa hề có 11 năm mài giũa. Còn mình đã có lúc lên 13kg và có lúc tụt xuống 5kg trong một tháng.

Anh vẫn sở hữu giọng nói ấm áp mà cương quyết, còn mình đã không còn nhí nhảnh như xưa nữa rồi.

Anh vẫn vẹn nguyên trong lòng mình như xưa, chỉ có điều chỗ anh bây giờ là vị trí một người bạn và trong lòng mình, đối với anh, chỉ còn là kính trọng mà thôi.

Căn phòng của vợ chồng anh chỉ rộng tầm 10 mét vuông ngổn ngang và lụp xụp. Mọi thứ trong phòng cũng đủ để mình hiểu anh có một cuộc sống không dễ dàng gì. Vợ anh xinh xắn trong bức ảnh cưới và vẫn xinh xắn thế trước mặt mình.

- Chào chị ạ, em là bạn anh Hiếu, bữa nay biết tin cháu ốm nên đến thăm.

- Chị là bạn à? Sao chưa bao giờ thấy chị nhỉ?

- Hì… dạ… Chắc tại em ít lên Phú Thượng chơi thôi ạ.

- Chị là bạn như thế nào ạ?

- Vâng, bạn học thời cấp III.

Cũng may là câu chuyện kết thúc. Vì mình cũng chẳng biết phải trả lời gì hơn nữa. Mình mừng cho hạnh phúc của anh. Nhưng cũng xót xa với cảnh gia đình và em bé. Gửi lại chút tiền, mình lặng lẽ ra về.



Con đường Lạc Long Quân giờ mở hai làn đường rộng nhưng nhiều gió. Không còn ấm cúng như ngày nào – vừa nhỏ như đường làng lại xóc long xòng xọc khiến bọn học sinh cấp III đứa nào cũng phải có tay nghề chỉnh lại xích xe. Mình mênh mang giữa tiềm thức xưa cũ và hiện tại. Cảm giác khó tả mà nao nao Có lẽ ngày ấy miếng sô cô la đắng lại là hay và đúng chỗ chăng? Chứ nếu khuôn mặt trong tấm ảnh cưới kia là mình thì có lẽ …

Mỗi người sinh ra đều có duyên phận của mình. Cuối con đường tình, cuối cùng mình cũng không phải đi một mình. Ấy cũng nhờ cái ao bèo đón chờ ở đó. Đã có lúc mình kể cho ao bèo nghe câu chuyện tình buồn của cô bạn cùng học cấp III, ao bèo lặng im lắng nghe. Một năm sau, ao bèo nói:

“Anh biết đó là em, nhưng anh vẫn yêu em, yêu còn nhiều hơn ngày anh ngỏ lời ấy chứ”. Mình cười và úp mặt vào ngực ao bèo khóc. Vừa cười vừa … khóc.

Giờ mình đã có một gia đình vẹn nguyên. Có người hỏi: “Tại sao lại gọi cái Đan là Đậu Đỏ?”. Mình cười: “Vì bố nó là Hậu thì nó là Đậu thôi. Vả lại mẹ nó thích ăn chè đậu đỏ nữa”. Thế là vui rồi. Mọi thứ trong căn phòng riêng đều do hai vợ chồng tích cóp mà nên. Tuy chưa bằng nhiều người, nhưng cũng có được cuộc sống thoải mái. Sáng dắt xe đi là con gái tay cầm bình sữa, tay vẫy mẹ tạm biệt. Tối dắt xe về là con gái lại hét lên cười toe toét, giơ tay đòi theo. Hạnh phúc biết bao nhiêu.



Con đường Lạc Long Quân đi đã gần hết, tự dựng không rẽ đường Hoàng Quốc Việt để đi làm nữa, mình rẽ Thụy Khuê. Lao về nhà thêm 10 phút nữa. Chỉ để ôm Đậu Đỏ lấy một phút rồi đi. Con yêu, cảm ơn con đã cho mẹ cuộc sống này! Ăn mau chóng lớn để mãi bên mẹ, con nhé!

Đậu Đỏ cười tít mắt, để lộ một chiếc răng duy nhất đang nhú, tay vẫn cầm bình sữa bé xinh xinh.



Bíp… Bíp

Hộp tin nhắn báo…

Tin nhắn đã gửi…

“Anh yêu, nhớ đi làm về mua bánh rán bọc đường cho em và mua bỉm cho con nhé. Trưa nay em vừa đi thăm con một người bạn. Tối về em kể anh nghe!”

30. NGÀY HÔM NAY

Cành cạch … cạch … cạch … cạch…

Lơ mơ… lơ mơ…

Hồi tưởng… hồi tưởng…

Rồi cười một mình… rồi khóc….

Cành cạch … cạch … cạch …

Mọi thế giới mà mình đã gói ghém lại để đưa về thì quá khứ bỗng được sống lại như một đoạn phim phủi bụi nay mang chiếu để làm kỷ niệm. Buồn có, vui có. Lúc khiến mình khóc vô cớ, nước mắt rơi cả xuống bàn phím lành lạnh. Lúc bật cười, lắc đầu rồi lại miên man xa xôi. Phải công nhận chính mình cũng khó hiểu về mình nữa là người khác. Đấy, những cô gái được yêu hót nhẹ nhàng bên tai: “Chỉ có anh mới hiểu được em!” thì cũng liệu mà tỉnh ngộ đi. Trời ơi, nói gì thì nói chứ mắc vào lưới tình ấy rồi thì có ai tỉnh táo được cơ chứ. Đến khi cái nhẫn cưới lồng vào tay như vòng kim cô thức tỉnh thì mới nhận ra mình đáng lẽ nên thế này, đáng lẽ nên thế kia. Trời ơi, trong đó có mình! Ấy, nhưng khi ốm nặp bẹp có người sờ trán lo lắng, khi mưa lạnh có người trở dậy đắp cho cái chăn, khi gió bão giật đùng đùng có người đi đón, khi khóc lóc lung tung có người dỗ dành cũng quý lắm thay. Thầy giáo môn tâm lý học có nói: “Phụ nữ chỉ nhớ những cái mà đàn ông quên không làm cho mình, chứ không mấy khi nhớ những cái mà đàn ông đã thực hiện xong” làm cả đám con gái trong lớp om sòm lên phản đối. Nhưng trong thâm tâm đứa nào cũng thán phục ông nào nghĩ ra được câu châm ngôn đó. Để chung sống hòa thuận với chàng, chốt lại chỉ có hai dòng thôi, mình in vào giấy A4 khẩu hiệu thật to rồi dán ra sau cánh cửa phòng cho chàng học thuộc:

Điều 1: Vợ luôn luôn đúng

Điều 2: Nếu vợ không đúng thì xem lại điều một.

Chàng phản đối. Chàng kêu bất công quá. Bao nhiêu thập kỷ nay phụ nữ luôn tranh đấu cho bản thân mình mà không biết thế nào là đủ. Giờ bất công càng bất công hơn. OK, nếu chàng thích công bằng, mình lại bóc tờ giấy A4 cũ đi để dán vào đó khẩu hiệu mới. Lần này sẽ không thay đổi nữa, tối hậu thư rồi. In đậm.

Nếu anh và em thống nhất, thì cứ theo ý anh mà làm

Nếu anh và em không thống nhất thì cứ theo ý em mà làm.

Dán rồi, dán thật chặt, để sau cứ mỗi lần sắp cãi nhau mình sẽ lôi chàng ra sau cánh cửa. Chẳng cần nói nữa, chắc chàng sẽ nhớ ra và quay lại cười với vợ nhiều hơn. Hì hì, mình cũng không nhớ mình học chiêu này từ đâu nữa.



Tự dưng thấy linh cảm có cái gì đó sau lưng, có cái gì đó rình rập. Tạm thu xếp lại mọi thứ đang mênh mang như ngoài biển, mình quay đầu nhìn lại.

Trời ơi!

Giật bắn cả mình!

Mình hét lên thất thanh và vội vàng ấn cái bóng đen sau lưng ra xa.

- Em viết truyện đấy à?

- Vớ vẩn, viết cái gì mà viết – mình vừa đưa tay tắt màn hình vừa cãi.

- Hà … hà… rỗi hơi thế không biết. Lại nói xấu chồng chứ gì?

- Kệ em, anh phắn đi! Không cho đọc đâu, đừng đứng đấy mà thòm thèm.

- Không cho đọc thì ông đọc trộm, khó gì.

- Phắn!

Thôi chết, bí mật một năm nay bị chàng phát hiện lặng lẽ sau lưng từ lúc nào không biết. Chết dở rồi! Phải đóng máy lại, đặt mật khẩu thôi. Giấu đi, bữa nào thuyền yên biển lặng sẽ lại lôi ra viết tiếp phần II. Chắc lúc ấy những mẩu chuyện khi lấy chàng sẽ trở thành những mẩu chuyện khi vừa có chàng vừa có đệ tử của chàng – Đậu Đỏ – nên sẽ gay cấn hơn mất!

Tạm biệt những ngày đã qua!


Powered by 15giay
Copyright © 2014, Minh Hằng
skyhome - sms valentine - loi chuc valentine hay nhat, Tin nhan chuc Valentine 2014